Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình

Thứ bảy - 08/02/2014 21:03
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), bước đầu, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bộ mặt nông thôn và đời sống người dân vùng núi phía bắc thay đổi rõ nét.


Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nhiều nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình của Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng nông thôn. Ðến nay, bộ mặt nông thôn của tỉnh Hòa Bình có nhiều đổi mới. Người dân được thụ hưởng lợi ích từ các công trình được Nhà nước đầu tư xây dựng: 100% số xã có điện thoại, có đường ô-tô và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; 95% số hộ sử dụng điện, 89% số phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên. Các công trình thủy lợi đã chủ động nước tưới cho hơn 80% diện tích sản xuất. Tỷ lệ người dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%, hầu hết các xã có trạm y tế. Ðời sống vật chất và tinh thần của dân cư các vùng nông thôn, nhất là các xã thí điểm thực hiện mô hình nông thôn mới từng bước được cải thiện. Trình độ, nhận thức của người dân có sự chuyển biến, từ đó đời sống cũng dần được nâng lên.

Hưởng ứng Cuộc vận động "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới". Các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong tỉnh đã phát động các cuộc vận động, tập huấn tuyên truyền cho hội viên và người dân. Văn phòng điều phối tỉnh, Báo Hòa Bình, Ðài Phát thanh và Truyền hình, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp xây dựng chuyên trang về nông thôn mới trên báo, đài, tổ chức các buổi tọa đàm về NTM. Công tác tuyên truyền được chú trọng triển khai với nhiều hình thức, như: phát thanh, truyền thanh, biển tuyên truyền, đồng thời lồng ghép nội dung xây dựng NTM trong các buổi họp để cán bộ, nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM; tổ chức các hội diễn văn nghệ tuyên truyền về xây dựng NTM.

Quá trình thực hiện xây dựng NTM, tỉnh Hòa Bình đạt được kết quả đáng ghi nhận: cứng hóa 1.005 km đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm, đường ngõ xóm, bản, nâng tổng số km đường giao thông nông thôn được cứng hóa 2.965/8.982 km, đạt 33%, tăng 11,6% so với năm 2010. Ở một số xã vùng cao, xây mới và sửa chữa nâng cấp được 84 công trình thủy lợi, kiên cố hóa được 107,3 km kênh mương nội đồng, nâng tổng số km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa lên 1.100/3.019 km, từng bước đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất cho nông dân... Tổng nguồn vốn lồng ghép để đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng - xã hội tại các xã hơn 2.759 tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh, huyện, xã và nhân dân đóng góp; vốn lồng ghép từ Chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chương trình làm đường giao thông nông thôn, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; Chương trình 134, 135, Dự án giảm nghèo... Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn tăng đáng kể. Thu nhập ở khu vực nông thôn bình quân từ 8,3 triệu đồng/người/năm (năm 2011) tăng lên 10,7 triệu đồng/người/năm (năm 2012).

Quá trình thực hiện chương trình cũng vấp phải nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là đối với một tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn như Hòa Bình. Công tác quy hoạch xây dựng NTM chưa đồng bộ, còn nặng về kết cấu hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chưa cao, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn. Ðời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, đặc biệt là vùng cao, vùng xa, sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong tỉnh còn lớn.

Chất lượng hoạt động, sự tham mưu của các thành viên trong Ban Chỉ đạo chương trình tại một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực triển khai công tác ở cơ sở còn hạn chế. Việc thiếu đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để lập kế hoạch xây dựng, đồng thời am hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào các dân tộc là một trong những yếu tố làm cho việc thực hiện chương trình còn khó khăn.

Ðể khắc phục những khó khăn nêu trên, trong quá trình thực hiện, Hòa Bình cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự nhất trí, đồng thuận cao của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân về xây dựng NTM, nhất là để người dân hiểu thấu đáo quan điểm "nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ" không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để cộng đồng dân cư tham gia bàn bạc, thống nhất về quy chế quản lý nguồn lực, lựa chọn công trình, cơ chế đối ứng; công khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thiết kế, dự toán mẫu... để nhân dân giám sát, tham gia thực hiện. Tích cực vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật tư nguyên liệu sẵn có của địa phương, gia đình nhằm giảm giá thành xây dựng công trình hạ tầng; ưu tiên bố trí vốn và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn ngân sách địa phương, vốn đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Theo Bộ tiêu chí quốc gia, sau hơn hai năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình có 29 xã đạt từ chín đến 13 tiêu chí; 80 xã đạt từ năm đến tám tiêu chí và 82 xã đạt dưới năm tiêu chí. Một số xã điển hình đạt từ 10 tiêu chí trở lên là: Dũng Phong (huyện Cao Phong), Nhuận Trạch và Thành Lập (huyện Lương Sơn), Yên Lạc (huyện Yên Thủy), Vũ Lâm, Liên Vũ và Nhân Nghĩa (huyện Lạc Sơn), Ðồng Tâm và Phú Lão (huyện Lạc Thủy), Yên Mông và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), Mai Hai, Tòng Ðậu, Chiềng Châu (huyện Mai Châu), Trung Bì (huyện Kim Bôi).

Hiếu Minh

Nguồn nhandan.org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,522
  • Tổng lượt truy cập92,027,251
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây