Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phong: Về đích nhưng vẫn lo

Thứ năm - 13/11/2014 01:42
.
Tiêu chí môi trường dù đã đạt nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo.
Tiêu chí môi trường dù đã đạt nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo.

“6 tiêu chí còn lại trong năm 2014 đến nay xã đã hoàn thành xong và đang chờ huyện thẩm định xã nông thôn mới. Tuy tiêu chí trường học và môi trường đã đạt nhưng vẫn là mối lo nhất trong thời gian tới”. Đó là trăn trở của Chủ tịch UBND xã Hòa Phong Lâm Tiến Sĩ khi nhận xét về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Hòa Phong.

Trường học và môi trường là 2 tiêu chí khó khăn mà xã Hòa Phong phải nỗ lực cố gắng đạt được trong thời gian qua. Hiện trên địa bàn xã có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường THCS. Các trường đã được cấp trên quan tâm đầu tư kinh phí để trang bị cơ sở vật chất nhằm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, theo yêu cầu của tiêu chí NTM thì phải có 80% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia.

Ông Lâm Tiến Sĩ chia sẻ, hiện Trường tiểu học An Phước và Trường THCS Trần Quốc Tuấn đã được xét công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Riêng Trường mầm non Hòa Phong chưa đạt chuẩn nhưng thành phố đã đồng ý bố trí kinh phí để lập dự án và thực hiện công tác đền bù, san ủi mặt bằng để xây dựng trường mới. Còn đối với Trường tiểu học Lâm Quang Thự chưa đạt chuẩn, thời gian tới cấp trên sẽ đầu tư mở rộng diện tích và xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Như vậy, hiện xã có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia và 50% số trường còn lại đã có kế hoạch đầu tư đạt chuẩn.

Trong khi đó, tiêu chí môi trường dù đã đạt nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo, nhất là việc thu gom rác thải và nước thải sinh hoạt. “Xác định đây là tiêu chí khó nên trong thời gian qua địa phương đã bám sát các nội dung trong hướng dẫn để rà soát thực hiện. Xã đã kiến nghị thành phố hỗ trợ thùng rác, xe ba gác và đến nay trên địa bàn 15/15 thôn đã có xe thu gom rác”, ông Sĩ cho biết.

Hiện trên địa bàn xã có 34 cơ sở sản xuất kinh doanh, hầu hết các cơ sở đang sản xuất đều không có hoạt động gây ô nhiễm môi trường. UBND xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có kiến nghị của nhân dân về gây ô nhiễm môi trường như ở 2 lò gạch và 2 cơ sở chế biến mây tre. Tuy nhiên kết quả lấy mẫu kiểm tra khí thải các cơ sở trên đều nằm trong giới hạn cho phép và yêu cầu các cơ sở ký cam kết bảo vệ môi trường.

Mặc dù hiện xã và Xí nghiệp Môi trường đã có cam kết trong việc thu gom rác theo các lộ trình về các điểm lấy rác ở các thôn, nhưng hiện cả huyện mới chỉ có 1 xe thu gom rác nên việc lấy rác trong các khu dân cư vẫn còn chậm làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan do rác để kéo dài ở ngoài đường. “Lo nhất là tiêu chí môi trường, dù hiện nay đã đạt nhưng sợ người dân có thực hiện đúng hay không. Vấn đề quan trọng hiện nay là công tác tuyên truyền vận động người dân”, ông Sĩ trăn trở.

Để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, UBND xã, Mặt trận và các hội, đoàn thể đã tổ chức ra quân ngày thứ bảy tại 15 thôn; bên cạnh đó là thường xuyên ra quân “Ngày Chủ nhật xanh-sạch-đẹp” trên các tuyến đường chính.

Ông Đặng Công Đức, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hòa Phong cho biết, đến nay, Hội CCB đã thành lập được 8 câu lạc bộ môi trường ở 8 thôn để tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân ra quân phát quang đường sá, dọn vệ sinh môi trường ở khu dân cư vào thứ bảy và chủ nhật, trong đó hội viên Hội CCB làm nòng cốt.

Trong thời gian tới, Hội CCB xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này để làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Thấy được ý nghĩa và hiệu quả của việc làm này, các tổ chức hội: Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên xã cũng tổ chức thực hiện mô hình đoạn đường xanh-sạch-đẹp do chi hội đảm nhận. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã còn triển khai mô hình mỗi gia đình có một hố rác để tránh việc đặt, để rác ngoài đường.

Mặt trận xã đã chọn 1 thôn làm thí điểm thực hiện môi trường thân thiện và đã có 100% hộ dân trong thôn đăng ký cam kết thực hiện 6 nội dung và 18 tiêu chí thân thiện môi trường mà thành phố đưa ra. “Sau khi có kết quả thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường, xã sẽ tiến hành triển khai nhân rộng mô hình này trên 15 thôn”, bà Hồ Thị Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hòa Phong khẳng định.  

Bài và ảnh: ĐOÀN LƯƠNG
Theo: baodanang.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm430
  • Hôm nay51,412
  • Tháng hiện tại826,690
  • Tổng lượt truy cập92,000,419
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây