Học tập đạo đức HCM

Xu thế tương lai cho ngành chăn nuôi

Thứ hai - 15/02/2016 22:54
(Người Chăn Nuôi) - Trước các thông tin về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng tỏ ra e ngại hơn trước thực phẩm dư thừa kháng sinh, không rõ nguồn gốc, thực phẩm “bẩn”… Xu hướng chăn nuôi xanh – sạch chính vì thế ngày càng được các nhà sản xuất chú trọng hơn.

Xu hướng chống kháng sinh

Thuốc kháng sinh trong chăn nuôi không còn là thuật ngữ xa vời với người tiêu dùng. Khi nhận thức của người dân tăng cao, các nhà chăn nuôi cũng hướng đến việc sản xuất thịt sạch và giảm dần lượng kháng sinh sử dụng, trong khi nhà làm luật ban hành nhiều chính sách sắp được thực thi liên quan tới hạn chế loại thuốc này. Những quốc gia đi đầu là Mỹ, các nước châu Âu… với giải pháp như ban hành đạo luật hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (Mỹ), cấm sử dụng thuốc kháng sinh hay hormone tăng trưởng để tăng trọng vật nuôi từ năm 2006 (EU), đạo luật yêu cầu các cơ sở chăn nuôi phải báo cáo thường xuyên tên và số lượng thuốc kháng sinh đã mua và sử dụng nhằm xác định lượng kháng sinh trung bình cho phép được dùng (Đức), hay thực phẩm phải có chứng chỉ an toàn do Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y cấp (Singapore).

Mặc dù còn là vấn đề nhức nhối, đặc biệt khi cuối tháng 11/2015 vừa qua, một vi khuẩn có thể chống lại loại kháng sinh mạnh nhất mang tên MCR-1 đã được phát hiện trong một con lợn ở Trung Quốc. Nhưng với nhận thức rõ ràng về vấn đề này, việc các doanh nghiệp chăn nuôi chủ động loại bỏ kháng sinh, góp phần cho an ninh lương thực thế giới sẽ là một bước đi khôn ngoan.

 

Xu hướng sản xuất thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ hiện được coi là xu thế tiêu dùng thông minh. Thực phẩm hữu cơ động vật có nghĩa là vật nuôi được nuôi lớn tự nhiên, không dùng chất kích thích tăng trưởng, ngoại trừ trường hợp kháng sinh để chữa bệnh. Hiện, thế giới đang có khoảng 37,5 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ (chăn nuôi và trồng trọt), chiếm khoảng 0,87% tổng số đất nông nghiệp (Số liệu: FiBL, IFOAM). Các nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất là Úc (12 triệu ha), Argentina (3,6 triệu ha) và Mỹ (2,2 triệu ha). Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ với 24,4 tỷ USD, trong khi nước tiêu thụ loại thực phẩm này theo đầu người lớn nhất là Thụy Sĩ (204 USD).

xu thế tương lai cho ngành chăn nuôi - chăn nuôi

Ưu điểm của thịt hữu cơ là ít hóa chất, thịt động vật nuôi trong môi trường thiên nhiên sẽ gần gũi con người hơn, không có kháng sinh hay kích thích tố. Tuy vậy, loại thực phẩm này giá đắt hơn nhiều lần với thực phẩm thông thường, dễ nhiễm trùng và hư hỏng, thu hoạch thường ít hơn song cần sự chăm sóc công phu.

Dẫu sao, các công ty chăn nuôi tiên tiến đang áp dụng triệt để phương pháp nuôi này, và nhận hưởng ứng tích cực từ khách hàng. Có thể kể đến Applegate Farms - nhà cung cấp thịt hữu cơ và tự nhiên lớn nhất Mỹ với khẩu hiệu “thay đổi loại thịt mà chúng ta đang ăn”, dự kiến cán mốc doanh thu 340 triệu USD cho năm 2015. Hay chuỗi nhà hàng ăn nhanh đầu tiên của Mỹ được chứng nhận hữu cơ bởi USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) mang tên The Organic Coup. Cửa hàng đầu tiên đặt tại Pleasanton, California khai trương vào tháng 11/2015 cung cấp menu với 95% khẩu phần hữu cơ, chủ yếu là các món thịt gà như sandwich, gà rán… với giá một phần ăn vào khảng 8,99 USD. The Organic Coup lên kế hoạch mở rộng thêm 25 cửa hàng trong vòng 14 tháng tới.

 

Xu hướng về biến đổi gen

Không cần bàn thêm về mức độ an toàn của thực phẩm hữu cơ, nhưng ở một khía cạnh còn nhiều tranh cãi, đó là thực phẩm biến đổi gen. Một mặt, những người phản đối cho rằng, đi ngược lại với chọn lọc tự nhiên dẫn tới hủy hoại đa dạng sinh học, mất cân bằng tự nhiên… Nhật Bản là đất nước kiên quyết trong việc cấm trên toàn quốc việc nuôi trồng GMO – sinh vật biến đổi gen. Cả nông dân và người tiêu dùng Nhật đều ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch “Nói không với GMO” ngay từ những năm đầu tiên, với 2 triệu chữ ký phản đối đã được kêu gọi.

Tại châu Âu, thực phẩm biến đổi gen bắt buộc phải dán nhãn. Tại Mỹ, thực phẩm biến đổi gen rất phổ biến, hầu như có trong thành phần của mọi thức ăn đã qua chế biến. Các nhà nghiên cứu tại đây cho rằng biến đổi gen dường như là giải pháp tối tân nhằm ứng phó với mọi vấn đề lương thực và môi trường. Giáo sư James Murray từ Đại học California Davis, người đã phát triển giống dê biến đổi gen giúp sản xuất sữa chứa protein kháng khuẩn có thể ngăn chặn tiêu chảy, cho biết trên BBC: “Chúng ta cần sản xuất nhiều thực phẩm hơn mà sử dụng lượng đất và nước ít hơn, trong khi không làm suy thái môi trường cho thế hệ tương lai. Do vậy chúng ta cần sử dụng mọi công cụ có thể, và kỹ thuật di truyền là một trong số đó.”

Nghi vấn về mối an toàn thực sự của GMO vẫn luôn là mối bận tâm, khiến cái nhìn về loại thực phẩm tương lai có phần méo mó. Nhằm khẳng định mức độ an toàn của thực phẩm đột biến gen và dập tắt ý kiến trái chiều, tạp chí Forbes đề cập tới nghiên cứu của nhà nghiên cứu di truyền học Alison Van Eenennaam, đại học California Davis vào tháng 9/2014. Dữ liệu của hơn 100 tỷ động vật được thu thập, từ giai đoạn trước năm 1996 khi toàn bộ 100% thức ăn động vật đều chưa có GMO, tới giai đoạn sau đó khi đột biến gen được giới thiệu. Nghiên cứu chỉ ra, thực phẩm biến đổi gen là an toàn và mang dinh dưỡng tương đương với thực phẩm hữu cơ, không có bất cứ xu hướng bất thường nào. Với dữ liệu lớn đã quan sát được, có thể khẳng định không có ảnh hưởng của thực phẩm biến đổi gen tới sức khỏe hay giá trị dinh dưỡng vật nuôi. Tác giả cũng không tìm ra chứng cứ nào cho thấy ảnh hưởng về sức khỏe của con người khi ăn loại thực phẩm này. Ngày 19/11/2015, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho một loại cá hồi biến đổi gen mang tên AquAdvantage, đánh dấu một bước tiến lớn với loài động vật biến đổi gen đầu tiên được dùng làm thực phẩm cho con người tại Mỹ.

Hội nhập thế giới đang là xu thế chủ đạo cho nhiều quốc gia, nơi các bên tham gia phải thực sự chú trọng về tính bền vững trong quyết định của mình. Một nửa thập kỷ nữa đã trôi qua, còn đó rất nhiều khó khăn trong công cuộc định hướng ý thức từ nhiều phía: cơ quan chính quyền, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng về vấn đề chăn nuôi bền vững. Nhưng đã đến lúc để bắt đầu hành động, đó dường như là cách duy nhất để vượt qua được khó khăn, về một tương lai phát triển vững chắc cho loài người với các thực phẩm xanh, sạch hơn.

>> Lượng tiêu thụ thịt theo đầu người trung bình trên thế giới trong năm 2014 đạt 34 kg (OECD), nhưng riêng ở Mỹ vào khoảng 90 kg thịt. Theo số liệu của FAO (2013), số lượng gà trên thế giới là 21,7 tỷ; 1,5 tỷ bò; 977 triệu lợn và 1,2 tỷ cừu. Lượng gia súc hiện tăng 25 triệu cá thể mỗi năm và dự tính tiếp tục tăng theo nhu cầu sử dụng thịt ngày càng cao của con người.

Nam Anh
http://nguoichannuoi.vn/
 Tags: thực phẩm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập370
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm365
  • Hôm nay32,673
  • Tháng hiện tại159,235
  • Tổng lượt truy cập85,066,271
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây