Học tập đạo đức HCM

Yên Lạc và bài học về sự đồng thuận

Thứ năm - 23/06/2016 20:10

Yên Lạc và bài học về sự đồng thuận

Không chỉ là nơi đi đầu trong việc xóa nhà tranh tre nứa lá, xây dựng làng văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Yên Lạc còn là địa phương đi đầu cả nước trong việc xây dựng giao thông nông thôn và năm 2015, trở thành huyện đầu tiên của Vĩnh Phúc về đích NTM.

Đi đầu xóa nhà tạm

Nếu ai đi xa, có dịp trở về quê hương, sẽ không khỏi ngạc nhiên, chen lẫn niềm tự hào trước sự đổi mới nhanh chóng của quê hương Yên Lạc. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Yên Lạc là  chiếc cổng chào cao rộng, hoành tráng, với dòng chữ: “Huyện Yên Lạc kính chào quý khách”. Và ấn tượng đó càng trở nên sâu đậm hơn khi đi đến đâu, cũng thấy các thôn, xã được đầu tư hệ thống đường sá rộng rãi, trải bê tông hoặc trải nhựa phẳng lỳ, song vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của làng quê truyền thống.

 

Cửa ngõ của huyện Yên Lạc được đầu tư khang trang, to đẹp. Ảnh: Việt Tùng

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Độ – Bí thư Huyện ủy Yên Lạc vui mừng cho biết, cuối năm 2015 Yên Lạc đã vinh được Thủ tướng công nhận huyện NTM đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo ông Độ, đây là thành quả của  một tập thể đoàn kết và một hệ thống chính trị vững chắc. Song ít ai biết, Yên Lạc từng là một huyện nghèo, hệ thống cơ sở vật chất vừa thiếu, vừa yếu.

Theo lịch sử để lại, Yên Lạc là một vùng đất cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ, với 16 xã, 1 thị trấn chia thành 146 thôn. Toàn huyện có 83 làng nghề truyền thống, 237 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 89 di tích đã được xếp hạng. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế còn thua kém so với một vài địa phương khác, nhưng Yên Lạc lại có bề dày văn hiến. Từ thế kỷ 13, mảnh đất vàng đã hun đúc nên danh nhân văn hóa Trạng nguyên Phạm Công Bình và sau đó là 22 vị khoa bảng được lưu danh trong văn bia sử sách…

"Mọi sự đóng góp đều được công khai, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư, từ đó thu hút nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện hiệu quả. Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu ở cơ sở phải dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; giải quyết kịp thời các vấn đề xảy ra”.

Ông Trần Gia Bằng

 

 

Ông Trần Gia Bằng – Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc cho biết, năm 2008 mặc dù còn khó khăn, song Yên Lạc đã đi đầu trong phong trào xóa nhà tranh tre nứa lá của tỉnh và cả nước, cùng với đó là triển khai mạnh mẽ phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn. Khi đó, nhà này bảo nhà kia, thôn nọ nhìn thôn kia, xã nọ học xã kia, chỉ trong một thời gian ngắn, những con đường đất mưa lầy, nắng bụi ở nhiều thôn, xã đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Trong đó, có 7/17 xã, thị trấn đã quy hoạch đủ đất cho xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao với tổng diện tích 635.300m2, bình quân đạt 4,2m2/người-vượt 1,2 m2/người so với quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về phát triển kinh tế, ông Bằng cho biết, Yên Lạc đã xây dựng 87 mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa trên diện tích 506ha, với các giống lúa cho năng suất cao như GS9, Thiên ưu 8, VS1… ở các xã Trung Kiên, Tề Lỗ, Tam Hồng, góp phần đưa năng suất lúa của huyện Yên Lạc tăng cao nhất cao nhất tỉnh. Ngoài ra, nghề gỗ ở Thanh Lãng, nghề sửa chữa ô tô ở Tề Lỗ cũng đang giúp nhiều hộ có thu nhập từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

“Năm 2015, giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện đạt 76,7 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân đạt gần 33 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất đạt khoảng 114 triệu đồng/ha/năm, nhiều mô hình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm” – ông Bằng cho biết thêm.

Bí quyết là công khai dân chủ

Chia sẻ với chúng tôi, Nguyễn Văn Độ – Bí thư Huyện ủy Yên Lạc cho biết, từ truyền thống lịch sử, kết hợp với thực tiễn đã cho Yên Lạc rất nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM. Theo ông Độ, thuận lợi đầu tiên của huyện là được sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của toàn dân, các doanh nghiệp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bí quyết của Yên Lạc là vận dụng một cách linh hoạt quy chế dân chủ, đoàn kết, theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”. Cụ thể, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Lạc, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đưa mục tiêu xây dựng huyện NTM vào Nghị quyết. Theo đó, Huyện ủy tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu trên bằng 3 Nghị quyết và UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo các tiêu chí NTM.

 

Một góc xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc) đang từng ngày thay da đổi thịt. Ảnh: Việt Tùng

“Chúng tôi lựa chọn làm điểm ở các thôn, xã có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và người dân cần cù, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như xã Liên Châu, Yên Đồng, Nguyệt Đức… Thực tế cho thấy, nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất, xác định rõ nội dung trọng tâm và phù hợp điều kiện cụ thể, thì nơi đó có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao so với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra…”– ông Bằng nói thêm.

Trong đó, yếu tố quan trọng và quyết định là trong công tác chỉ đạo và tổ chức phải xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nội dung, nhiệm vụ phải làm, phương thức, biện pháp tổ chức thực hiện và kết quả đạt được của tổ chức, cá nhân được giao. Ban chỉ đạo huyện phân công thành viên phụ trách xã; các chỉ tiêu, tiêu chí phải cụ thể. Từ đó, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc kiểm tra, rà soát, đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý những vướng mắc khi thực hiện.

Mỗi xã phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn tiêu chí nào làm trước, tiêu chí nào làm sau. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực xây dựng NTM theo phương châm "Nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết".

Với cách làm sáng tạo, hiệu quả, chương trình xây dựng NTM ở huyện Yên Lạc đã được đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia và cuối năm 2015, Yên Lạc đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện NTM.

Theo: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập716
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm715
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,517
  • Tổng lượt truy cập93,175,181
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây