Học tập đạo đức HCM

Ba Vì dùng du lịch để xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 27/12/2020 04:09
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,8%, thu nhập 53 triệu đồng/ người/năm của huyện Ba Vì nhờ một phần quan trọng vào hoạt động du lịch.

Với tổng thu ngân sách trong 5 năm qua đạt 1.359 tỷ đồng, bằng 179% mục tiêu đề ra nên từ năm 2015 đến năm 2020, huyện Ba Vì TP Hà Nội đã huy động hơn 31.500 tỷ đồng tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2020 này huyện đã có kế hoạch chỉ đạo 5 xã về đích nông thôn mới là xã Vạn Thắng, Tiên Phong, Đồng Thái, Tản Lĩnh và Phú Đông dựa trên cơ sở phải vững chắc cả về kinh tế lẫn xã hội.

Để đạt được mục tiêu đó huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cùng với các xã tiến hành các bước khảo sát, điều chỉnh dự án để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn 5 xã, nhất là các trường học, giao thông.Huyện cũng đã chỉ đạo các xã rà soát các tiêu chí khó, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất.

Khách du lịch bắt cá. Ảnh: Tư liệu.

Khách du lịch bắt cá. Ảnh: Tư liệu.

Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện đã ban hành tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2020 trình UBND TP, Sở TN&MT theo quy định. Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dung đất năm 2020 trên địa bàn huyện và được UBND TP phê duyệt.

Trong 9 tháng đầu năm, huyện Ba Vì đã thực hiện đấu giá đạt 150 tỷ và đến cuối năm đấu giá tiếp ước đạt 50 tỷ. Về vấn đề nước sạch, trên địa bàn đã cung cấp 20/31 xã, thị trấn có nước sạch (đạt 82% kế hoạch). Có 4 xã dân tộc miền núi vùng cao và 1 xã ven sông thuộc diện khó khăn về cung cấp nước sạch, cần đầu tư kinh phí rất lớn. 

Trong 5 năm qua, huyện đã tạo việc làm mới cho 18.890 lao động, ngoài ra hỗ trợ nguồn vốn, xây dựng nhà xuống cấp cho các hộ nghèo. Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng mới nhiều trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, tổ chức các mô hình sản xuất, tạo điều kiện để đồng bào vay vốn phát triển kinh tế…chú trọng phát triển dịch vụ-du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực; khai thác tiềm năng, lợi thế các điểm du lịch trên địa bàn; xây dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp trải nghiệm đi bắt cá, hái chè, vắt sữa… du lịch văn hóa như múa sạp, hát dân ca… du lịch sinh thái song song với tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, liên kết các tuyến, điểm du lịch của huyện với các điểm du lịch của Thành phố; xây dựng Ba Vì trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Thủ đô và du khách trong nước, quốc tế.

Khách du lịch nhí trải nghiệm làng quê. Ảnh: Tư liệu.

Khách du lịch nhí trải nghiệm làng quê. Ảnh: Tư liệu.

Để thu hút khách, Ba Vì quyết tâm giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản văn hoá, nhất là đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc Mường, dân tộc Dao ven dãy núi Ba Vì. Trước đây, khi Hà Tây chưa nhập về Thủ đô thì người Mường, người Dao ở huyện Ba Vì phần lớn cũng đón Tết hay tổ chức các lễ hội như người Kinh nhưng giờ mọi thứ đã khác.

Một ví dụ điển hình là xã Yên Bài, nơi có 47% dân số là người dân tộc Mường nhưng do sống xen kẽ với người Kinh nên trước đây có nhiều giá trị văn hóa thay đổi. Nhưng hiện nay ở đó đã thành lập được đội cồng chiêng và hoạt động đều đặn cùng những tiết mục văn nghệ, văn hóa, ẩm thực để phục vụ cho du khách, nhiều gia đình kinh doanh du lịch đạt doanh thu hàng tỉ đồng.

Hoạt động cho dê ăn. Ảnh: Tư liệu.

Hoạt động cho dê ăn. Ảnh: Tư liệu.

Mục tiêu đến năm 2025 Ba Vì sẽ đón 4,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 500-550 tỷ đồng... Để đạt điều đó, huyện đề xuất thành phố thu hút đầu tư, phát triển khu du lịch Suối Hai, Cụm di tích lịch sử quốc gia Đền Hạ - Trung - Thượng thành khu du lịch trọng điểm đồng thời phối hợp quảng bá, giới thiệu tiềm năng cũng như liên kết các tuyến điểm du lịch trong huyện với các điểm du lịch của Thủ đô và các tỉnh gần kề.

TheoNguyễn Thị Thắm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ba-vi-dung-du-lich-de-xay-dung-nong-thon-moi-d280496.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay26,079
  • Tháng hiện tại64,512
  • Tổng lượt truy cập88,742,846
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây