Học tập đạo đức HCM

Cần Thơ: Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống

Thứ hai - 20/07/2020 23:12
Trại sản xuất lươn giống Tam Lộc với diện tích 1ha nuôi lươn bên Quốc lộ 91B, mỗi năm xuất bán 1 triệu con giống mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.
Do đam mê nông nghiệp, anh La Hữu Lộc, bỏ công việc làm công nghệ thông tin ở Singapore về Việt Nam thực hiện ước mơ nuôi lươn sinh sản và mở trại sản xuất lươn giống Tam Lộc ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Do đam mê nông nghiệp, anh La Hữu Lộc, bỏ công việc làm công nghệ thông tin ở Singapore về Việt Nam thực hiện ước mơ nuôi lươn sinh sản và mở trại sản xuất lươn giống Tam Lộc ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 2.

Để thực hiện ước mơ, ban đầu anh Lộc dùng hết số tiền dành dụm làm việc ở nước ngoài cộng thêm tiền mượn gia đình, bỏ ra hơn 1,5 tỷ đồng mở trại sản xuất lươn giống Tam Lộc với diện tích trên 1ha, được chia ra 130 bồn nuôi lươn giống theo quy trình hiện đại.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 3.

Anh Lộc cho biết, khi mới bắt tay vào nghề sản xuất lươn giống và cả nuôi lươn thương phẩm nhưng gặp nhiều khó khăn và thất bại lỗ gần hết vốn. Với ý chí quyết tâm, học hỏi, khi mỗi lần lươn có bệnh lạ, hay có biểu hiện bất thường anh đều ghi chép cẩn thận để rút kinh nghiệm cho lần sau.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 4.

Những năm sau đó, do nguồn con giống có giới hạn và càng ngày ít đi, anh Lộc nuôi song song lươn thịt và ương thêm con giống. Thời gian nuôi thử nghiệm lươn bố mẹ, cũng như lần đầu tiên nuôi lươn thịt anh cũng vướng phải một số khó khăn. Dần dà, anh nắm bắt được kỹ thuật sản xuất ương nuôi lươn bột.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 5.

Những năm gần đây anh Lộc nhận thấy phong trào nuôi lươn ở ĐBSCL phát triển mạnh, nhu cầu con giống rất lớn. Để nuôi lươn thành công, yếu tố đầu tiên là con giống đầu vào phải đạt chất lượng ổn định. Từ đó anh chuyển hẳn sang nuôi lươn giống cho sinh sản và không còn nuôi lươn thương phẩm.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 6.

Để có nguồn con giống tốt trước hết chọn lươn bố mẹ phải khỏe mạnh. Do đó phải chọn lựa cẩn thận những con khỏe, đẹp để làm lươn giống bố mẹ cho sinh sản. Điều quan trọng thứ hai là cần phải kỹ lưỡng chọn đất thích hợp cho lươn bố mẹ đẻ trứng.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 7.

Bên cạnh đó thời tiết là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng con giống sinh sản nhiều hay ít.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 8.

Hiện tại trại sản xuất lươn giống của anh được chưa thành 2 khu, trong đó khu dành cho lươn bố mẹ sinh sản và khu nuôi dưỡng lươn giống. Bên cạnh đó anh còn xây dựng ao riêng biệt để xử lý nước thải. Tận dụng nước thải đó anh nuôi cá để tăng thêm thu nhập.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 9.

Về giá lươn giống, tùy theo ngày tuổi và kích cỡ sẽ có giá bán khác nhau. Lươn giống kích cỡ từ 1.400 – 1.600 con/kg giá 3.000 đồng/con, từ 500 - 550 con/kg giá 4.000 đồng/con, từ 250 - 350 con/kg giá 5.000 đồng/con… Bà con nông dân đến mua lươn giống sẽ được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, cũng như cách thức xây dựng trang trại sao cho phù hợp.

Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi 130 bồn con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống - Ảnh 10.

Thấy hiệu quả nuôi lươn giống cao hơn lươn thịt, 3 năm qua anh Lộc đã chuyển hẳn sang nuôi lươn giống. Hiện tại với số lượng 130 bồn nuôi lươn giống, trang trại mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1 triệu con giống cho bà con chăn nuôi ở khu vực ĐBSCL.

 

 

 


Lê Hoàng Vũ (NNVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay27,144
  • Tháng hiện tại1,270,414
  • Tổng lượt truy cập88,625,484
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây