Học tập đạo đức HCM

Chàng trai người Tày làm giàu ở Hang Hươu

Thứ hai - 18/10/2021 08:59
Thung lũng Hang Hươu với mênh mông đất, rừng là điều kiện lý tưởng để chàng trai người Tày Nguyễn Thế Duy, đào ao, nuôi gà, trồng rừng phát triển kinh tế.
Khu chuồng chăn nuôi của chàng trai người Tày Nguyễn Thế Duy luôn có hơn 2.000 con gà các loại. Ảnh: Đào Thanh.

Khu chuồng chăn nuôi của chàng trai người Tày Nguyễn Thế Duy luôn có hơn 2.000 con gà các loại. Ảnh: Đào Thanh.

Nguyễn Thế Duy là người dân tộc Tày, quê gốc ở xã Thúy Loa, huyện Na Hang. Gần 20 năm về trước, anh theo gia đình về tổ 9, phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang) theo chương trình di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang.

Lấy vợ, Duy xin bố mẹ ra ở riêng rồi 2 vợ chồng chọn vào khu Hang Hươu để lập nghiệp bằng việc trồng mía phục vụ vùng nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương (Tuyên Quang). Những năm đầu đất mới mía còn cho năng suất cao, giá thu mua ổn định. Càng về sau mía năng suất vừa thấp việc thu mua lại bấp bênh, vì thế duy quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất trồng mía sang trồng rừng và phát triển nuôi gà đẻ trứng, gà thương phẩm.

Duy chia sẻ, những ngày đầu mới bắt đầu nuôi chưa đến 100 con 2 vợ chồng nhìn nhau lo lắng vì trước kia chỉ nuôi vài con thả vườn thịt ăn dần chưa khi nào nuôi nhiều như vậy. Cùng với đó kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh bằng không. Nhưng rồi vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đàn gà cứ dần nhân lên từ vài trăm đến cả nghìn con. Thời kỳ cao điểm anh nuôi cả 4.000 con gà các loại.

Gần 5 năm nuôi gà, giờ đây gia đình Duy đã có 3 khu chuồng chăn nuôi kiên cố với gần 2.000 con gà các loại. Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nắm chắc chẳng kém bác sỹ thú y. Cả nghìn con gà được 2 vợ chồng anh tiêm phòng chỉ trong 2 ngày là xong.

Duy cho biết, năm 2019, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, với giá bán trứng giống 5.000 đồng/quả, 700 con gà đẻ trứng trung bình mỗi ngày cho anh thu lãi 1,2 đến 1,5 triệu đồng, chưa kể tiền bán gà thương phẩm. Nếu thị trường đầu ra ổn định, giá trứng gà giống chỉ cần đạt 3.000 đồng/quả là người nuôi đã có lãi. Nhưng thường thì trứng gà loại này có giá từ 4.000 đến 5.000/quả, cá biệt có thời điểm đạt 7.000 đồng/quả.

Giờ đây khả năng bắt bệnh, tiêm phòng cho đàn già của Nguyễn Thế Duy chẳng kém gì bác sỹ thú y. Ảnh: Đào Thanh.

Giờ đây khả năng bắt bệnh, tiêm phòng cho đàn già của Nguyễn Thế Duy chẳng kém gì bác sỹ thú y. Ảnh: Đào Thanh.

Thế nhưng từ năm 2020 đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người chăn nuôi ở Tuyên Quang gặp nhiều khó khăn, không dám mở rộng tổng đàn sợ không có thị trường tiêu thụ. Từ đầu năm 2021 đến nay, khu chăn nuôi của anh gần như không có lãi. Dự kiến nếu từ nay đến cuối năm dịch lắng xuống, gà thịt, trứng giống bán được anh có thể thu lãi khoảng 50 triệu đồng, còn không bán được rất có thể phải bù lỗ.

Ngoài nuôi gà, duy còn duy trì hơn 3.000m2 ao thả các loại cá, trồng 2 ha rừng. Trừ các khoản chi phí mỗi năm anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng. Số tiền này nếu so với nhiều mô hình khác ở Tuyên Quang thì chưa phải thực sự lớn, nhưng với người nông dân vùng cao, người dân tộc thiểu số thì cũng đáng để nhiều người khâm phục, học hỏi. Với vợ chồng Duy, tài sản lớn nhất từ nuôi gà, trồng rừng mang lại đó là nuôi được các con khôn lớn khỏe mạnh. Trong đó cậu con trai lớn của anh hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Công Tĩnh, Chủ tịch UBND phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang cho biết, anh Nguyễn Thế Duy là tấm gương người dân tộc thiểu số phát triển kinh tế điển hình của địa phương. Không chỉ vươn lên làm kinh tế, anh còn tích cực hỗ trợ vận động, giúp đỡ các hộ dân về con giống, kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Anh cũng là tấm gương tiêu biểu vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước, đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư tiên tiến gương mẫu.

Theo Đào Thanh - Nguyễn Toán/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/chang-trai-nguoi-tay-lam-giau-o-hang-huou-d305377.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay37,744
  • Tháng hiện tại847,191
  • Tổng lượt truy cập85,754,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây