Học tập đạo đức HCM

Chỉ là nuôi ếch thôi, có gì vui mà thầy giáo trẻ Nghệ An bỏ bục giảng tối ngày chăm con kêu ộp ộp

Thứ tư - 09/09/2020 02:35
Anh Phạm Văn Thuần (SN 1989, thôn Giáp Bổn, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) là giáo viên dạy âm nhạc, thu nhập ổn định. Nhưng anh Thuần quyết định nghỉ việc về nhà đầu tư mô hình nuôi ếch Thái Lan, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Năm 2015, sau khi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch khá hiệu quả của một số hộ nông dân trong huyện Yên Thành. Anh Phạm Văn Thuần (SN 1989, trú tại  thôn Giáp Bổn, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã cải tạo vườn nhà, đầu tư 20 triệu đồng để xây dựng chuồng nuôi ếch Thái Lan.

Nghệ An: Bỏ bục giảng, thầy giáo về nuôi ếch Thái Lan thu cả trăm triệu - Ảnh 1.

Anh Phạm Văn Thuần, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An quyết định rời bục giảng, về nhà nuôi ếch Thái Lan, lãi cả trăm triệu mỗi năm. Ảnh; PV

Để thử nghiệm giống ếch Thái Lan, anh Thuần xây các bể xi măng, rộng 7m2, đặt mua  2.000 con ếch giống. Sau 2 tháng chăm sóc đàn ếch lớn đạt tổng trọng lượng hơn 1 tấn. Kết quả khả quan, anh Thuần mở rộng quy mô nuôi ếch Thái Lan theo hình thức gối vụ, phát triển lên 3 vạn con ếch giống và ếch thịt.

Nghệ An: Bỏ bục giảng, thầy giáo về nuôi ếch Thái Lan thu cả trăm triệu - Ảnh 2.

Theo anh Thuần, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, bể nuôi ếch luôn giữ cho môi trường nước sạch sẽ, không để bị bẩn, có mùi hôi hay bị nhiễm các chất độc. Ảnh: PV

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi ếch, anh Phạm Văn Thuần, cho hay, trước đây anh làm giáo viên dạy âm nhạc ở trường THCS Khánh Thành với mức lương cũng đủ để trang trải cuộc sống. 

"Trong một lần tình cờ biết được mô hình nuôi ếch ở xã Lý Thành cho hiệu quả kinh tế cao, tôi bắt đầu thấy thích và tôi quyết định nghỉ việc giảng dạy, về nghiên cứu kỹ thuật nuôi ếch cơ bản và tự đầu tư làm bể nuôi ếch", anh Thành cho biết thêm.

Học hỏi thêm các mô hình nuôi ếch đẻ, ếch sinh sản, anh Thuần chọn 25 cặp ếch bố mẹ có thể trạng tốt để phối giống. Đối với ếch sinh sản anh chăm sóc theo từng thời kỳ nên cho hiệu quả cao, mỗi cặp ếch giống cho sinh sản 1.000 con.

"Nuôi ếch đơn giản mà ít dịch bệnh, phải chăm thay nước, một ngày thay nước hai lần. Để cho ếch phát triển đều, ít bị chết, phải chọn giống đồng cỡ, khỏe mạnh. Quá trình nuôi ếch phải chú trọng cho ăn theo từng thời kỳ...", anh Thuần chia sẻ kỹ thuật nuôi ếch.

Theo kinh nghiệm nuôi ếch của anh Thuần, thức ăn cho ếch phải đầy đủ, không để chúng bị đói vì chúng sẽ ăn thịt nhau. 

Đáy bể phải có độ dốc để thuận lợi khi thay nước, đóng các vỉ tre, trải lưới, làm bè nổi cho ếch ngồi, ếch chơi, mực nước trong bể nuôi ếch trung bình là 20cm...

Nghệ An: Bỏ bục giảng, thầy giáo về nuôi ếch Thái Lan thu cả trăm triệu - Ảnh 3.

Anh Phạm Văn Thuần, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An kiểm tra ếch từng giai đoạn phát triển của ếch. Ảnh: PV

Công thức chế biến thức ăn cho ếch rất đơn giản, chỉ cần nguyên liệu cá rô phi hoặc ốc bươu vàng, những thứ có sẵn tại địa phương, trộn với một ít cám hoặc ngô, lúa rồi xay thành viên. Vì thế, anh Thuần không tốn nhiều chi phí mà chất lượng ếch thịt lại đảm bảo hơn nhờ nguồn thức ăn tự nhiên.

Nghệ An: Bỏ bục giảng, thầy giáo về nuôi ếch Thái Lan thu cả trăm triệu - Ảnh 4.

Để ếch ít dịch bệnh, nhanh lớn phải thường xuyên thay nước, cho ếch ăn thức ăn đầy đủ. Ảnh; PV

Hiện nay, mô hình nuôi ếch Thái Lan của anh Phạm Văn Thuần đã có 18 bể, mỗi bể nuôi 1.000 con ếch. Anh thường xuyên duy trì nuôi ổn định mỗi năm xuất 3 lứa khoảng 10 vạn ếch giống bán với giá 1.000 - 1.200 đồng/con, 3 tấn ếch thịt thương phẩm bán với giá 40.000 - 45.000 đồng/kg, trừ chi phí anh Thuần lãi hàng trăm triệu đồng.

Nghệ An: Bỏ bục giảng, thầy giáo về nuôi ếch Thái Lan thu cả trăm triệu - Ảnh 5.

Anh Thuần cho ếch ăn đúng giờ, để đảm bảo ếch phát triển tốt. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Ngô Thanh Toàn - Chủ tịch Hội nông dân xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết: "Mô hình nuôi ếch của gia đình anh Phạm Văn Thuần rất phù hợp với khí hậu địa phương. Con ếch có lợi thế là thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi xem đây là mô hình điểm để tổ chức đánh giá, triển khai nhân rộng trong thời gian tới. Nhờ những thành công từ mô hình này, anh Thuần đã trở thành một trong những tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm tại địa phương".

Theo Dung Thỏa - Trung Thuần/danviet.vn
https://danviet.vn/chi-la-nuoi-ech-thoi-co-gi-vui-ma-thay-giao-tre-nghe-an-bo-buc-giang-toi-ngay-cham-con-keu-op-op-20200904145327803.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay36,848
  • Tháng hiện tại640,756
  • Tổng lượt truy cập93,018,420
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây