Học tập đạo đức HCM

Cô gái Tày đưa đặc sản núi rừng Tây Bắc về Đà Nẵng

Thứ ba - 26/10/2021 19:16
Tôi rất ấn tượng khi gặp Âu Thị Huyền, 33 tuổi, quê thôn Chang Pồng, xã Lâm Thượng (Lục Yên - Yên Bái), cùng chồng là Lý Phương Chuông (35 tuổi), đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng mở cửa hàng chuyên cung cấp Tây Bắc.

Đây là những mặt hàng nông sản, đặc sản từ núi rừng vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam phục vụ người dân thành phố biển Đà Nẵng.

co-gai-tay-mang-khong-gian-tay-bac-ve-giua-long-da-nang-3.JPG
Âu Thị Huyền giới thiệu rượu đao tại tại Hội chợ nông sản Đà Nẵng (4/2021).

Khởi nghiệp tại thành phố đáng sống

Tâm sự với chúng tôi, anh Lý Phương Chuông cho hay, tháng 4/2018, nhân chuyến đi du lịch Đà Nẵng, vợ chồng anh thấy con người Đà Nẵng rất tuyệt vời, thân thiện, văn hóa, văn minh nên đã dừng chân tại đây với ước mơ khởi nghiệp bằng nông sản quê hương. Hiện nay, hai vợ chồng đều là đảng viên, sinh hoạt tại địa bàn phường Thạch Thang (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng).

Theo chị Âu Thị Huyền, 3 năm qua, chị và chồng lập một cửa hàng có tên “Hoa Ban Farms”, bày bán các nông, lâm, thổ sản vùng cao Tây Bắc và Đông Bắc tại số 135 Nguyễn Du. Sự nỗ lực cùng với tấm lòng của người con yêu quê hương, chị Huyền cùng chồng đã đạt những thành quả nhất định, đánh dấu sự khởi đầu đầy tiềm năng.

Hiện, sản phẩm chủ lực của Hoa Ban Farms gồm hơn 100 mặt hàng nông, lâm đặc sản, thực phẩm sạch, dược liệu, các loại rau, quả vùng cao; các loại ngũ cốc, các loại cao thảo dược, rượu truyền thống, mật ong, tinh bột nghệ, thổ cẩm, đệm gối bông lau, bàn ghế đan lát, mâm mây… đến từ nhiều nông trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, làng nghề… có uy tín tại vùng cao. Cụ thể như gạo đặc sản, dược liệu, miến dong, tinh bột nghệ, thổ cẩm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát của đồng bào Tày, Thái…; dưa mèo, táo mèo, mật ong rừng, nấm hương, gạo Mông của đồng bào Mông; rượu truyền thống, rượu bắp, rượu đao (rượu từ thân cây đao) của đồng bào Dao…

“Trong đó có nhiều sản phẩm đạt OCOP, đang được xuất sang thị trường châu Âu và là sản phẩm tiêu biểu hàng năm do Bộ Công Thương chứng nhận như: miến dong Tài Hoan - Bắc Kạn (đạt OCOP 4 sao), tinh bột nghệ Bắc Kạn (đạt OCOP 4 sao), dầu lạc Lục Yên - Yên Bái (đạt OCOP 3 sao)…

Ngoài ra, gian hàng còn trưng bày và giới thiệu các sản phẩm được TP. Đà Nẵng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; cùng một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, sạch, an toàn, giá cả phải chăng”, anh Chuông cho biết thêm.

co-gai-tay-mang-khong-gian-tay-bac-ve-giua-long-da-nang-10.jpg
Hai vợ chồng Âu Thị Huyền và Lý Phương Chuông giới thiệu các  sản phẩm đạt OCOP tại Hội chợ ở TP. Đà Nẵng.

Đến thăm cửa hàng Hoa Ban Farm, cũng như những lần Hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, tôi đã cảm nhận được gần hết đời sống văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc qua những mặt hàng trưng bày như: các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đan đát bằng mây, tre cùng với “hoa văn họa tiết”, sắc màu thổ cẩm của đồng bào; những chiếc pano với trên 50 bức ảnh đặc sắc mang tên “Sắc màu vùng cao” và “Nụ cười vùng cao” với cảnh nếp sinh hoạt, lao động, văn hóa, văn nghệ đồng hành với sắc màu trang phục, ẩm thực, đặc sản… của đồng bào vùng cao Tây Bắc, Đông Bắc nước ta.

 

Và tại đây, tôi thấy cửa hàng thực hiện nghiêm thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”,  khách hàng được khuyến khích thanh toán không chạm qua QR Code hoặc thẻ...

co-gai-tay-mang-khong-gian-tay-bac-ve-giua-long-da-nang-8.jpg
Gian hàng sản phẩm Tây Bắc được người dân Đà Nẵng quan tâm.

Hành trình đầy gian nan

Dù mới khởi nghiệp ở TP. Đà Nẵng từ đầu năm 2019, nhưng những gì mà chị Huyền làm đã mang lại những tín hiệu tốt từ thị trường. Vừa qua, UBND phường Thạch Thang đã khen tặng đơn vị đoạt giải ba trong Hội thi tuyên truyền: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đó là món quà lớn đánh dấu một chặng đường làm việc say mê, không ngừng sáng tạo khởi nghiệp của cô gái trẻ người Tày.

Tuy thành công ban đầu nhưng chị vẫn còn trăn trở: “Khởi nghiệp là một hành trình đầy gian nan, đối với một cô gái Tày ở một địa bàn miền núi lại càng khó khăn hơn khi kinh doanh các mặt hàng có tính cồng kềnh, nặng nề và xa xôi cách trở quê hương nên chỉ có lòng nhiệt huyết và tình yêu quê hương mới theo nghề được. Song, chúng tôi luôn đảm bảo với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng, an toàn cho tất cả các sản phẩm”.

co-gai-tay-mang-khong-gian-tay-bac-ve-giua-long-da-nang-6.jpg
Sắc màu các dân tộc Tây Bắc tại Hội chợ TP. Đà Nẵng.

Quyết tâm vượt qua khó khăn, chị Huyền cho biết: Hoa Ban Farms luôn hưởng ứng và thường xuyên tham gia các “Phiên chợ hàng Việt”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình khởi nghiệp, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới diễn ra tại nhiều cấp khác nhau tại Đà Nẵng và các tỉnh vùng cao. Thời gian qua, chúng tôi tham gia nhiều hội chợ, ban đầu chủ yếu là quảng bá sản phẩm, lấy thu bù chi, nhiều lúc thâm chi hay hòa vốn, nhưng cái được nhất là giới thiệu các mặt hàng cùng văn hóa, không gian truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc đến với thành phố biển Đà Nẵng.

“Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn cho quý khách hàng, nhằm tạo cho mọi người có được những trải nghiệm thú vị hơn về không gian sắc màu vùng cao Tây Bắc ở TP. Đà Nẵng, Hoa Ban Farms đã chuyển địa điểm mới có không gian rộng hơn với nhiều sản phẩm không chỉ có nông sản, thực phẩm sạch mang giá trị ẩm thực đặc trưng mà còn đa dạng các sản phẩm như OCOP, thảo dược, hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, tranh đá quý - đá phong thủy... mang đậm những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc”, chị Huyền cho biết thêm.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Theo Tiên Sa/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/co-gai-tay-dua-dac-san-nui-rung-tay-bac-ve-da-nang-post46329.html
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập371
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm335
  • Hôm nay54,756
  • Tháng hiện tại830,034
  • Tổng lượt truy cập92,003,763
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây