Học tập đạo đức HCM

Con tôm, cá tra ta ở Hoa Kỳ: [Bài 2] Con tôm

Thứ bảy - 28/11/2020 06:19
Tôi không biết rõ, như là trước khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ năm 1995, đã có không ít lô tôm sú đông lạnh từ ĐBSCL cập cảng Hoa Kỳ.
Chế biến tôm xuất khẩu.

Chế biến tôm xuất khẩu.

Dĩ nhiên, sau đó số lượng ngày càng nhiều. Hệ quả xuất khẩu tôm qua Hoa Kỳ ngày càng tăng là cuối năm 2003 ngành tôm ta đối đầu vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, sau vụ cá tra một năm rưỡi và là vụ kiện chống bán phá giá thứ hai hàng hoá từ Việt Nam.

Rút kinh nghiệm vụ kiện cá có kết quả không như ý, VASEP đã chuẩn bị cho vụ kiện tôm tốt hơn. Kết quả tạm được, ngành tôm duy trì vị thế ở thị trường Hoa Kỳ.

Thật ra trước đó, Nhật Bản đã là thị trường chủ lực của tôm Việt. Nhưng không thể bỏ trứng vào một giỏ và nhất là thị trường Hoa Kỳ có mức dung nạp lớn, đáp ứng ngành chế biến Việt khi tình hình nuôi tôm ngày một lớn, nguồn cung tôm nguyên liệu ngày một tốt hơn. Thị trường EU giữ vị thế thấp hơn, một phần do đối thủ Thái Lan quá mạnh, đã ở lâu tại đây.

Sau vụ kiện, việc xem xét hành chánh mức thuế diễn ra hàng năm. Các DN có doanh số lớn thường được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chọn làm bị đơn bắt buộc. Mức thuế trung bình của các bị đơn bắt buộc là mức thuế áp dụng cho các bị đơn còn lại tham gia vụ kiện.

Liên tục trên chục lần xem xét hành chánh, Minh Phú (MP) luôn là bị đơn bắt buộc và gần như luôn có mức thuế tốt do đã chuẩn bị sổ sách đầy đủ và thuê hãng luật bảo vệ có năng lực tốt. Quá trình thâm nhập và ứng xử vụ kiện đã làm thay đổi liên tục các DN tôm hàng đầu thâm nhập thị trường này.

Đến năm 2016, MP là DN tôm duy nhất thoát ra khỏi vụ kiện. Đó là nhờ vào chiến lược tốt, sự kiên trì và sự chịu đựng chi phí không nhỏ trong quá trình hơn chục năm theo đuổi mục tiêu riêng của mình.

Khi MP không còn dính dáng vụ kiện đồng nghĩa không có bị thuế khi bán tôm vào Hoa Kỳ, trong khi các DN còn lại đang chịu mức thuế khoảng 5%. Khoảng lệch này là ưu thế cạnh tranh của MP. Cho nên MP chiếm một nữa kim ngạch bán tôm từ Việt Nam vào Hoa Kỳ, còn lại là phần của khoảng 30 DN tôm khác.

Tưởng vậy là tạm yên ổn, lại có DN là bị đơn bắt buộc đã tạo ra yếu tố bất lợi trong sồ sách, để DOC áp mức thuế gấp đôi (nói tròn là 10%).

Các DN còn lại bị vạ lây, thêm một phen vất vả, lao đao. Những năm đó thị phần tôm Việt ở Hoa Kỳ sụt giảm, nhưng ngầm bên trong sự phân hoá mạnh hơn, các DN lớn chiếm tỉ lệ áp đảo.

Khi MP có lợi thế lớn bán hàng vào Hoa Kỳ, các DN tôm còn lại tìm mọi cách cải thiện hoàn cảnh của mình, giải pháp cơ bản là hoàn thiện sổ sách tốt nhất, chứng minh DOC mình không bán phá giá nhằm có mức thuế thấp nhất. Sổ sách giải trình hoàn chỉnh, giá trị thay thế mới phù hợp hơn.

Trời thương người lành, DOC sòng phẳng. Toàn bộ các DN bán tôm vào Hoa Kỳ có mức thuế cực tốt, gần bằng không. Lạch khơi thông, dòng chảy mạnh, bởi so sánh thì ưu thế của MP không còn đáng kể.

Miếng bánh tôm Việt ở thị trường Hoa Kỳ khá ổn, MP chiếm phân nửa. Stapimex chiếm 1/3 nửa còn lại. Số đông DN kia không có doanh số vượt trội, khá đồng đều nhau như Sao Ta, Cleanfood, F17, Utxi, Thuận Phước...

Từ năm 2019, phía Hoa Kỳ qui định buộc các lô hàng tôm bán vào đây phải khai báo nguồn gốc, tôm nuôi ở các ao nào, sản lượng thu hoạch bao nhiêu... Dĩ nhiên danh sách mã ao phải báo trước để họ đối chiếu.

Mặt khác, sự gia tăng sản lượng tiêu thụ tôm ở HK của MP khiến nguyên đơn không hài lòng. Họ đã tìm hiểu và kiện MP (qua công ty con) mua tôm nước thứ ba, tái chế và xuất vào HK. Việc này, theo bên HK là vi phạm xuất xứ và thuế chống bán phá giá.

Dĩ nhiên, MP có sự biện luận, bảo vệ cho mình. Tuy nhiên, cơ quan chức năng HK sau khi xem xét giải trình hai bên đã đưa ra phán quyết sơ bộ thuế 10% cho các lô hàng tôm từ MP bán vào Hoa Kỳ. MP tự tin mình không sai sót, vẫn có thể bán tôm vào HK bình thường.

Tuy nhiên, chắc để giảm thiểu rủi ro, MP đành giảm một phần doanh số hàng năm ở Hoa Kỳ, chuyển qua các thị trường khác. Từ năm 2020, Stapimex  lên ngôi đầu ở đây. Đúng câu vạn vật tuần hoàn!

Không như bên cá tra, bên tôm duy trì thị trường Hoa Kỳ đều đặn hơn và có sự tham gia của nhiều DN hơn. Điểm tương đồng là không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Có sự thay đổi DN lớn dẫn dắt ở thị trường này bên cá lẫn bên tôm.

Ngành tôm đang gánh trên vai trọng trách Chính phủ giao phó.

Ngành tôm đang gánh trên vai trọng trách Chính phủ giao phó.

Mọi sự vật luôn ở trạng thái biến động; như vậy vai trò, vị trí các DN này cũng có thể thay đổi trong tương lai gần. Vận động là lẻ thường, nhưng biến động, tốt hơn là theo xu hướng tốt để chu trình vận động mang tính vòng tròn đi lên.

Ngành tôm đang mang trên vai trọng trách Chính phủ giao phó, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.

Cho nên, với tình hình tương đối ổn định hiện nay ở thị trường Hoa Kỳ, thị trường tôm lớn nhất của ta thời điểm này, ngành tôm phải đoàn kết nỗ lực duy trì, bởi đây là thị trường hàng đầu tôm Việt.

Có như vậy, mới đáp ứng mong đợi của cả chuỗi cũng như kỳ vọng của những nhà hoạch định, điều hành bên trên. (Còn tiếp)

Theo PV/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/con-tom-ca-tra-ta-o-hoa-ky-bai-2-con-tom-d278823.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay20,886
  • Tháng hiện tại288,509
  • Tổng lượt truy cập92,666,173
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây