Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huyện đã tập trung hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển cây ăn quả theo định hướng trở thành sản phẩm OCOP và đạt được nhiều kết quả tích cực, tiến tới trở thành quận vào năm 2025.
Phát triển cây ăn quả thành sản phẩm OCOP
Thượng Mỗ là một trong số ít xã trên địa bàn huyện Đan Phượng không có nghề truyền thống, người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp, nhưng không vì thế mà đời sống của người dân Thượng Mỗ khó khăn bởi đã chọn được cây trồng phù hợp, đó là cây bưởi (bưởi tôm vàng Thượng Mỗ). Bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Đan Phượng đã tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển cây ăn quả theo định hướng trở thành sản phẩm OCOP và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hiện toàn xã có 121ha đất trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP (chiếm gần một nửa diện tích đất nông nghiệp của xã) và đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ”. Sản phẩm “Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ” đáp ứng đủ tiêu chí, trình TP. Hà Nội phân loại, xếp hạng sản phẩm OCOP.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ, tính bình quân, 1ha trồng bưởi tôm vàng cho giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm. Nhờ đó, kinh tế của xã phát triển, góp phần thúc đẩy nâng cao các tiêu chí NTM. Thượng Mỗ đang nỗ lực “về đích” NTM nâng cao vào cuối năm 2020 này.
Ngoài bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ, Đan Phượng có nhiều nông sản cho giá trị kinh tế cao. Đơn cử như sản phẩm hoa ly và hoa đồng tiền cho thu nhập 650 - 750 triệu đồng/ha/năm…
Thu nhập bình quân của Đan Phượng hiện đạt gần 56 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,26%. Huyện đã có 9/15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 6 xã còn lại về đích trong năm 2020.
Theo ông Nguyễn Viết Đạt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng, để nâng cao giá trị nông sản, huyện đã triển khai và áp dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc cho 20 sản phẩm. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tích cực đăng ký tham gia OCOP. Huyện đã và đang tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chương trình này.
“Trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề có lợi thế, như: Nem, đậu, rượu nếp, rau an toàn, nấm... và sẽ hỗ trợ các nhóm sản phẩm này nâng cao chất lượng để hết năm 2020 có 107 sản phẩm được phân loại, xếp hạng OCOP”, ông Đạt thông tin.
Phấn đấu lên quận vào năm 2025
Hết năm 2020, TP. Hà Nội phấn đấu có 779 sản phẩm được đánh giá công nhận là sản phẩm OCOP. Trong đó, huyện Đan Phượng đăng ký số lượng lớn nhất với 107 sản phẩm; tiếp đến là Hoài Đức 78 sản phẩm, Thạch Thất 66 sản phẩm, Gia Lâm 61 sản phẩm, Thường Tín 59 sản phẩm…
Từ đầu năm 2020 tới nay, trong báo cáo của huyện gửi lên thành phố thì tổng giá trị sản xuất của Đan Phượng ước đạt 14.124 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 10,53% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 825 tỷ đồng, đạt 152,3% so với dự toán thành phố giao và đạt 120% dự toán HĐND huyện giao…
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một trong thế mạnh của Đan Phượng, huyện đã chuyển đổi thêm được 126ha trồng lúa sang trồng hoa, rau an toàn, cây ăn quả, nâng tổng diện tích chuyển đổi trên toàn huyện đạt 1.450/3.600ha.
Cùng với đó, huyện đặc biệt chú trọng tập trung chỉ đạo, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, chỉ đạo 6 xã: Thượng Mỗ, Liên Hồng, Hồng Hà, Hạ Mỗ, Thọ Xuân, Thọ An đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020.
Với xã Đan Phượng, được thành phố chọn là 1 trong 2 xã điểm xây dựng NTM kiểu mẫu của Thủ đô, phấn đấu đạt vào năm 2021, huyện cũng đã vận động nhân dân xã hội hóa gần 10 tỷ đồng thực hiện cuộc thi giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn…
Tiếp tục phát huy những kết quả tích cực, năm 2021, Đan Phượng tập trung triển khai kế hoạch thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận vào năm 2025. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao gắn với đô thị ven đô; đẩy nhanh các dự án đầu tư công; tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân triển khai các dự án, công trình; chú trọng phát triển kinh tế làng nghề; đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Song Phượng, Đan Phượng, Hồng Hà; khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh hình thành các doanh nghiệp mới…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;