Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp cần xây dựng phương án điều phối hàng hóa trong mọi tình huống

Thứ ba - 11/08/2020 10:36
Trong công tác chuẩn bị hàng hóa và phòng, chống dịch Covid-19 đợt này, doanh nghiệp thương mại cần xây dựng một phương án để điều phối hàng hóa trong toàn hệ thống, từ các kho hàng lên các quầy kệ, từ hệ thống này sang hệ thống khác một cách chi tiết, cụ thể trong mọi tình huống.
Doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm tục tăng dự trữ hàng hóa 300%. Ảnh: Bích Phương

Ngày 11/8, đoàn kiểm tra về việc chuẩn bị hàng hóa và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các đơn vị thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội do bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail (BRG Retail).

Ông Mạnh Đình Thuận, Giám đốc Vận hành siêu thị BRG Retail cho biết, nhằm ứng phó Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đã làm việc với các nhà cung cấp để tăng khoảng 300% lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu tại 47 điểm bán bán hàng trên toàn hệ thống. Trong đó, tập trung vào các nhóm mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá của TP. Hà Nội. Cụ thể, gạo là 265 tấn/tháng; thịt lợn 57 tấn/tháng; trứng 31 tấn/tháng; rau củ 907 tấn; thực phẩm chế biến 35 tấn/tháng…

Tại các điểm có lượng khách hàng lớn, doanh nghiệp đưa các mặt hàng phòng, chống Covid-19 như nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang ra chỗ dễ nhìn, dễ thấy để người tiêu dùng thuận tiện lựa chọn. Ngoài hệ thống các điểm bán hàng cố định, doanh nghiệp còn phát triển hệ thống bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail Nguyễn Thái Dũng từ tháng 3 đến tháng 6, doanh nghiệp đã mở 25 điểm bán hàng Hapro Foods tại khu vực đông dân cư. Do đó, hàng hóa luôn đáp ứng đầy đủ cho người tiêu dùng. Không để khan hàng, sốt giá.

Với kinh nghiệm từ việc chuẩn bị hàng hóa từ đợt dịch trước. đối với dịch Covid-19 lần này, phía doanh nghiệp cũng đã lên kế hoạch và làm việc với các nhà cung ứng, đẩy mạnh dự trữ hàng hóa. Ngoài dự trữ hàng hóa tại siêu thị, doanh nghiệp còn dự trữ hàng hóa tại 7 kho hàng. Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục mở mới thêm các điểm bán. Dự kiến, 18/9 sẽ mở đồng loạt 15 điểm bán mới và đến hết tháng 12/2020 sẽ nâng số điểm bán lên 100… Đẩy mạnh việc kết hợp các điểm bán offline với online, triển khai thanh toán điện tử. Miễn phí giao hàng đối với các đơn hàng giá trị trên 500.000 đồng và trong vòng bán kính 5 km…

Về vấn đề khẩu trang, ông Dũng cho biết, hiện doanh nghiệp đã ký với 10 nhà cung cấp sản xuất khẩu trang y tế và kháng khuẩn. Bản thân doanh nghiệp cũng có đơn vị sản xuất khẩu trang. Do đó, nguồn cung khá dồi dào.

Đánh giá cao tinh thần chuẩn bị mặt hàng thiết yếu, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm tục tăng dự trữ hàng hóa 300%; chủ động làm việc với các nhà cung cấp để có đủ nguồn hàng dự trữ để có thể đưa ra khi nhu cầu người dân tăng cao cũng như dự trữ hàng hóa đầy đủ trong kho. Cùng đó, doanh nghiệp cũng đã xây dựng kịch bản cụ thể trong phòng, chống dịch Covid-19 hướng dẫn cho nhân viên trong doanh nghiệp và khách hàng, nhà cung ứng và được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong công tác chuẩn bị hàng hóa và công tác phòng, chống dịch Covid-19 đợt này, bà Trần Thị Phương Lan cũng đề nghị doanh nghiệp thương mại xây dựng một phương án để điều phối hàng hóa trong toàn hệ thống. Phương án điều phối từ các kho hàng lên các quầy kệ, phương án điều phối của hệ thống này sang hệ thống khác một cách chi tiết, cụ thể trong mọi tình huống.

Hiện, doanh nghiệp có 1 kho ở Hà Nội và 4 kho ở các tỉnh và 2 kho thuê ngoài, do đó, cần tính toán lượng hàng dự trữ trong 1 kho của đơn vị để làm sao khi nhu cầu tăng đột biến thì sẵn sàng có hàng hóa đáp ứng. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch đặt hàng dự trữ đối với các nhà cung cấp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh kinh doanh hàng hết thời gian sử dụng, không bảo đảm chất lượng.

Không chỉ bảo đảm công tác phòng, chống dịch đối với nhân sự, người tiêu dùng, nhà cung cấp, bà Trần Thị Phương Lan đề nghị, hàng hóa luôn luôn bảo đảm công tác phòng, chống dịch, nhất là qua kênh bán hàng online, tránh bị lây nhiễm từ việc lây nhiễm vận chuyển hàng hóa này. Nhất là vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh/thành phố có dịch.

“Trong đợt dịch Covid-19 trước, số tỉnh thành có số ca nhiễm thấp nhưng trong đợt dịch lần này số ca nhiễm khá nhiều. Do đó, cần thường xuyên rà soát các phương án phòng, chống dịch, để đưa các điểm mới phù hợp với tình hình dịch. Việc thu mua vận chuyển hàng hóa về kho và từ kho về hệ thống phân phối cần đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch”, bà Lan nhấn mạnh.

Theo Bích Phương/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại42,998
  • Tổng lượt truy cập88,721,332
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây