Học tập đạo đức HCM

Đồng Tháp: Trồng lúa kiểu ông Khanh, mỗi vụ đón 3-5 doanh nghiệp đến mua, ung dung lãi 4 tỷ

Thứ năm - 23/07/2020 19:45
Nắm bắt chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trong khi không ít nông dân còn đang loay hoay tìm mô hình chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, thì ông Nguyễn Văn Khanh (ở ấp B, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đã sở hữu những cánh đồng lúa rộng cả trăm ha, mỗi vụ lãi từ 3 - 4 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Khanh đã vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 nông dân toàn quốc nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018" nhờ đạt thành tích tiêu biểu trong 3 phong trào thi đua lớn của Hội Nông dân Việt Nam.

Thu tiền tỷ mỗi vụ

Chúng tôi có mặt tại cánh đồng lúa rộng cả trăm ha của ông Khanh đúng dịp mọi người đang tất bật thu hoạch. Trên cánh đồng bạt ngàn lúa vàng, oằn bông, trĩu hạt…, từng tốp nhân công đang dùng máy gặt lúa, rồi xe chở lúa bon bon đến điểm cân, đưa xuống ghe thuyền chở đi tiêu thụ. 

Trong khi đó, ông Khanh ngồi trong lán trại ký tên vào sổ để nhận tiền đặt cọc bán lúa trên 1 tỷ đồng từ một doanh nghiệp, trao tận tay.

Ông Khanh trồng lúa thời @ - Ảnh 1.

Ông Khanh bên thiết bị bay không người lái phun thuốc BVTV cho lúa, trưng bày tại Đại hội thi đua yêu nước. Ảnh: T.T

"Mô hình của anh Khanh rất độc đáo, đang được nghiên cứu nhằm góp phần có chính sách phù hợp với nền nông nghiệp nói chung cũng như huyện Tam Nông nói riêng để giúp nông dân tăng thu nhập từ cây lúa, thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh".

Ông Phùng Công Khanh -Chủ tịch Hội ND huyện Tam Nông

Vùng Đồng Tháp Mười vang danh "cò bay thẳng cánh" mà nhiều người ví von "Đồng Tháp Mười của chúng ta/Trăng lên, trăng lặn vẫn không ra ngoài". Đất đai rộng như vậy, nhưng việc canh tác lúa vẫn còn manh mún, sản xuất lạc hậu nên người nông dân gặp không ít khó khăn… 

Để có diện tích trồng lúa lớn cùng một loại giống, từ năm 2013, anh em của ông Khanh đã bàn bạc và thống nhất giao đất ruộng của mình cho ông Khanh toàn quyền sử dụng. 

Ông Nguyễn Văn Kha - anh ruột ông Khanh chia sẻ: "Vào năm 2012, mấy anh em chúng tôi được cha mẹ chia cho mỗi người 11ha đất ruộng. Thấy thằng Khanh nó mê làm ruộng nên anh em tôi giao đất cho Khanh làm và mỗi năm trả lãi bình quân 1,8 triệu đồng/công".

Ông Nguyễn Văn Khanh bày tỏ: "Lúc đầu, anh chị em tôi giao đất ruộng lại tổng cộng 80ha cho một mình tôi sản xuất, tôi lo lắm, không biết mình làm ăn ra sao. Nhờ nhiều năm làm ruộng nên tôi cũng tích lũy chút ít kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư vốn mua sắm máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp… Rồi xây kho chứa lúa, thuê nhân công trang sửa mặt ruộng, nạo vét đường nước tưới-tiêu và nhất là chọn một loại giống lúa Nhật để canh tác".

Ông Khanh trồng lúa thời @ - Ảnh 3.

Ông Khanh là người rất mạnh dạn đưa cơ giới vào sản xuất. Ảnh: T.T

Sau hơn 2 năm canh tác theo quy mô cánh đồng lớn cho ra sản lượng lúa chất lượng cao và thuần một loại giống lúa Nhật nên mỗi mùa vụ, ông Khanh đều tiếp đón 3 - 5 doanh nghiệp đến tham quan và đặt cọc, đưa phương tiện vào tận ruộng để thu mua, với giá dao động từ 6.500 - 7.100 đồng/kg (tùy thời điểm). 

Các doanh nghiệp thường xuyên có mối liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa Nhật bền vững do ông Khanh sản xuất là Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Lương thực Cần Thơ… 

Nhờ vậy, mỗi mùa vụ ông Khanh có doanh thu khoảng 6 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, trả tiền thuê mướn nhân công… ông Khanh lãi từ 3,5 - 4 tỷ đồng mỗi vụ.

Ông Thái Văn Thành ngụ xã Hòa Bình, huyện Tam Nông nhận xét: “Tôi có đất ruộng gần với đất của anh Khanh và cũng làm cùng 1 loại giống lúa Nhật, nhưng anh Khanh làm hiệu quả hơn. Anh làm đất nhiều, sản lượng lúa nhiều và chất lượng nên các doanh nghiệp thường thu mua cao giá hơn”.

Từ trồng lúa Nhật đến lúa VietGAP

Vụ lúa hè thu năm 2015, ông Khanh canh tác 120ha lúa Nhật (tăng hơn 40ha so với trước). Giữa tháng 7/2015, ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã đến thị sát cánh đồng này. Nhìn những ruộng lúa bạt ngàn, oằn bông, trĩu hạt sắp thu hoạch, Bí thư Tỉnh ủy đã đánh giá cao tiềm năng và triển vọng của mô hình này, yêu cầu anh Khanh cập nhật thêm kiến thức về quản trị doanh nghiệp, vận động thêm nông dân tham gia mô hình để thành lập trang trại sản xuất lúa Nhật. 

Sau đó, thành lập doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, có nhiều dịch vụ nông nghiệp để giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho nông dân và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Giữa tháng 8/2015, sau thu hoạch, năng suất bình quân đạt trên 7 tấn lúa/ha, ông Khanh thu được hơn 840 tấn lúa Nhật thương phẩm. Trừ tất cả chi phí đầu tư, thanh toán thuê mướn nhân công…, ông Khanh lãi hơn 2 tỷ đồng.

Đến vụ đông xuân 2019, do nhu cầu thị trường thay đổi, đầu ra lúa Nhật gặp khó nên ông Khanh đã chuyển toàn bộ 120ha ruộng sang trồng 2 giống lúa Đài thơm 8 và Nàng hoa 9. Trong đó, ông Khanh dành phân nửa diện tích trồng lúa VietGAP.

Ông cho biết, sản xuất lúa theo VietGAP đã làm giảm tác hại của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và nâng cao chất lượng hạt lúa, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, giá bán được nâng lên… Năm 2019, ông Khanh thu lợi nhuận lên tới gần 10 tỷ đồng! 

Bên cạnh đó, gia đình ông còn có nguồn lợi nhuận trên nửa tỷ đồng mỗi năm từ dịch vụ cho thuê xe ô tô các loại để đưa khách đi du lịch, khám bệnh…

Ngoài trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Khanh còn thí điểm 3ha lúa hữu cơ. Ông Nguyễn Văn Khanh vui vẻ chia sẻ: "Mặc dù làm lúa hữu cơ năng suất sẽ giảm, nhưng bù lại chất lượng gạo sạch, ngon và bổ dưỡng, bán giá cao hơn. Nếu làm thí điểm 3ha lúa hữu cơ hiệu quả, tôi sẽ mở rộng, đưa cơ giới hóa vào để giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm… Chắc chắn là sẽ thu lợi nhuận cao".

"Tôi cũng có đề xuất, Nhà nước nên quy hoạch vùng sản xuất đối với từng loại giống lúa và kết nối doanh nghiệp liên kết tiêu thụ lúa của nông dân theo phương châm đôi bên cùng có lợi…" - ông Khanh nói. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại313,143
  • Tổng lượt truy cập92,690,807
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây