Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Quảng Bình bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, kiến trúc nông thôn nhiều nơi thiếu định hướng quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, môi trường ở nhiều vùng bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm nặng; sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, manh mún chưa gắn với sản xuất công nghiệp…
Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận cư dân nông thôn còn thấp; an ninh vùng sâu, vùng xa còn tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định; nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền và người dân về xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế.
Bình quân lúc mới triển khai, Quảng Bình chỉ đạt 3,6 tiêu chí/xã; cá biệt có những tiêu chí chưa có xã nào đạt.
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chương trình cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 15/7/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (đến năm 2018, điều chỉnh mục tiêu là 59%, tương đương 81 xã).
Để thực hiện được mục tiêu này, cả hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Bình đã vào cuộc quyết liệt, ưu tiên, quan tâm chỉ đạo, tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở có chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể.
Công tác tuyên truyền được thực hiện kiên trì, bền bỉ đã tạo sự chuyển biến về tư duy, nhận thức của đại đa số người dân và cán bộ về xây dựng nông thôn mới (NTM); những khâu quan trọng và khó nhất trong xây dựng NTM đều được nhân dân tham gia bàn thảo kỹ lưỡng, thống nhất cách làm tạo sự đồng thuận cao, đồng thời thể hiện tính công khai, minh bạch với phương châm người dân là chủ thể của chương trình xây dựng NTM.
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng, kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, sai lệch trong quá trình thực hiện chương trình, vai trò của Ban Giám sát cộng đồng ngày càng được phát huy.
Người dân ngày càng hiểu rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện chương trình, từng bước xác định được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới và tham gia hưởng ứng mạnh mẽ, xuất hiện nhiều tấm gương vì cộng đồng hiến đất, mở đường, đóng góp tiền của để xây dựng NTM.
Tính đến tháng 6/2019, tổng giá trị đóng góp của người dân (bao gồm hiến đất, hiến tài sản, ngày công, tiền mặt,…) là 730,8 tỷ đồng. Đến hết tháng 6 năm 2019, số tiêu chí bình quân đạt 15,4 tiêu chí/xã tăng 11,8 tiêu chí/xã so với trước khi triển khai, trong đó có 62 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; dự kiến cuối năm 2019, có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 74 xã.
Bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương thay đổi nhanh chóng, rõ rệt, khang trang, văn minh hơn; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao; cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét.
Dân chủ cơ sở được nâng cao từ đó phát huy nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng, phát triển tương đối toàn diện, góp phần cho sự tăng trưởng chung của tỉnh và tạo nên sự ổn định cho sự phát triển của Quảng Bình. Phong trào khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở nhiều địa phương đã thúc đẩy nông thôn mới đi vào thực chất hơn.
Những bài học kinh nghiệm quý
Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Bình rút ra những bài học kinh nghiệm quý.
Thứ nhất: Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình phải kiên trì, đồng thời quyết liệt, đồng bộ, cụ thể; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp để huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
Thứ hai: Phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, ý thức được xây dựng nông thôn mới phải do người dân, cộng đồng dân cư làm chủ, phát huy nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của nhà nước, khi ấy công cuộc xây dựng nông thôn mới mới thành công và bền vững.
Thứ ba: Chủ động, sáng tạo, phù hợp thực tế của địa phương, tránh rập khuôn, máy móc, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung, mức độ ưu tiên làm trước, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn của cấp trên.
Thứ tư: Chú trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Đồng thời có cơ chế chính sách sát đúng kịp thời tạo ra sự kích thích mạnh mẽ để các xã, các huyện nỗ lực phấn đấu. Phát huy cao nguồn lực tại chỗ, lồng ghép các chương trình dự án; lực chọn thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng. Chú trọng làm tốt công tác vận động đỡ đầu, tài trợ xây dựng nông thôn mới.
Thứ năm: Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch. Định kỳ sơ kết, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới
Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu của chương trình nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình xác định tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, bền bỉ; mục tiêu xây dựng nông thôn mới là phục vụ cho nhân dân, là sự nghiệp của dân, do dân, do đó người dân phải thực sự là chủ thể.
Trong quá trình thực hiện không áp đặt máy móc, cần phải linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;