Học tập đạo đức HCM

Hà Giang: Nuôi gà đen đặc sản, lợn bản địa, nông dân đổi vận, bản làng thêm hộ khá giàu

Thứ năm - 24/06/2021 02:34
Từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có điều kiện phát triển các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Trong đó, các mô hình nuôi gà đen đặc sản, nuôi lợn đen bản địa đã mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân nơi đây.

Thu về trăm triệu/lứa

Tháng 4/2021, sau khi được vay 25 triệu đồng từ Quỹ HTND, chị Tải Thị Viện (ở thôn Lủng Khum, xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì) đã đầu tư phát triển lợn đen. Hiện, nhà chị Viện thường xuyên duy trì từ 30 - 50 con lợn đen trong chuồng, trong đó có 8 lợn nái sinh sản.

Nuôi gà đen, lợn đặc sản, hội viên nghèo đổi vận - Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi lợn đen của gia đình chị Tải Thị Viện, thôn Lủng Khum, xã Đản Ván từ nguồn Quỹ HTND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Ảnh: Nguyễn Phương

Chị Viện chia sẻ: Trước đây chị cũng như các gia đình ở thôn Lủng Khum chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế thấp. 

Sau khi được tuyên truyền về nguồn Quỹ HTND huyện, được cán bộ hội trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất cụ thể, gia đình chị đã đăng ký và được vay vốn từ Quỹ HTND.

Nguồn vốn này đã giúp gia đình chị mở rộng quy mô chăn nuôi lợn đen và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Hội ND tỉnh Hà Giang sẽ hướng đến việc cho vay Quỹ HTND phát triển các mô hình nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với bảo vệ môi trường; thành lập các HTX, tổ hợp tác để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

Với mô hình nuôi gà đen đặc sản, anh Lương Văn Nam (ở xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên) đã trở thành 1 trong những điển hình nông dân trẻ ở Hà Giang. 

Năm 2018, anh bắt đầu khởi nghiệp nuôi gà đen - giống gà đặc sản ở địa phương và gà mía. Khi mới bắt đầu mô hình nuôi gà đặc sản này, anh Nam gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và thiếu cả kinh nghiệm chăn nuôi.

Được Hội ND xã tín chấp cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ HTND, anh Nam nuôi 500 con gà mía và gà đen. Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi, anh Nam theo học các lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thú y của xã, huyện.

Đến nay, đàn gà đen của gia đình Nam lên đến 1.400 con, đã bán được 2 lứa gà với giá 120.000 đồng/kg, ước tính lãi gần trăm triệu đồng/lứa.

Anh Lương Văn Nam chia sẻ: Giống gà đen là giống gà đặc sản ở địa phương. Giống gà đen này có thịt thơm, ngon, ngọt nên rất được khách hàng ưa chuộng. Vì vậy, thương lái thường vào tận nơi hỏi mua gà đen với giá cao. Với những đồng vốn lãi, anh Nam sẽ tiếp tục đầu tư vào chuồng trại và tăng số lượng đàn gà đen.

Phát triển các cây, con đặc sản

Nuôi gà đen, lợn đặc sản, hội viên nghèo đổi vận - Ảnh 3.

Hội ND tỉnh Hà Giang đang quản lý trên 23,5 tỷ đồng Quỹ HTND. Hàng năm, các cấp Hội ND trong tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ hàng trăm hội viên xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh, huyện.

Tổng doanh số cho vay Quỹ HTND toàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 đạt trên 65 tỷ đồng, cho 4.041 lượt hộ vay; với mức cho vay bình quân trên 40 triệu đồng/hộ.

Ông Trần Xuân Thủy - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Giang cho biết: "Đối tượng vay vốn được các cấp Hội và chính quyền địa phương lựa chọn, thẩm định kỹ, có tính khả thi và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng nên hầu hết nguồn vốn vay từ quỹ đều phát huy hiệu quả; không có nợ xấu và nợ quá hạn. Từ nguồn vốn này, nhiều mô hình sản xuất của nông dân cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tiêu biểu như: Mô hình thâm canh cam tại các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo (Bắc Quang), Yên Hà (Quang Bình); nuôi lợn đen ở phường Ngọc Hà, Minh Khai (TP.Hà Giang); nuôi trâu, bò sinh sản, bò vỗ béo tại các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Bắc Mê…

Bên cạnh hỗ trợ về nguồn vốn, Hội ND tỉnh phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân; thành lập các tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn cách quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

Theo Đức Thịnh/danviet.vn
https://danviet.vn/ha-giang-nuoi-ga-den-dac-san-lon-ban-dia-nong-dan-doi-van-ban-lang-them-ho-kha-giau-20210623171958125.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập498
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,220
  • Tổng lượt truy cập92,019,949
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây