Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, đại diện các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp Trung ương, Hà Nội và một số tỉnh lân cận; viện, trường, doanh nghiệp và cơ quan báo đài.
Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội đã hình thành được 3 - 5 chuỗi liên kết giá trị gạo (Các chuỗi liên kết đã tạo ra giá trị kinh tế cao, điển hình như sản xuất lúa Japonica đạt hơn 30 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất lúa Bắc Thơm số 7 từ 14 - 16 triệu đồng/ha/vụ, lúa thường 20 triệu đồng/ha/vụ); Xây dựng 10 - 15 vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản theo chuỗi giá trị, quy mô 500 ha; năng suất quả tăng 13,5% (25,0 tạ/ha), sản lượng tăng 42,1% (45.384 tấn), hiệu quả kinh tế đạt 589 triệu đồng/ha; Hoàn thiện 11 chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm, nổi bật là chuỗi chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, hằng năm cung cấp cho thị trường trên 3.000 tấn thịt bò chất lượng cao. Sau khi Kế hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2019-2020 kết thúc sẽ tạo ra 5.500 con bê lai chất lượng cao, bê sinh ra có ngoại hình đẹp, sinh trưởng nhanh, bán được giá cao hơn so với các giống bò khác từ 3-5 triệu đồng/con; Gia tăng giá trị sản phẩm bê từ 10 - 20% so với các bê thông thường khác; Giá trị tăng thêm ước đạt 27,5 tỷ đồng… Ngoài ra, các chuỗi chăn nuôi khác, mỗi ngày cung cấp cho thị trường Hà Nội 14 tấn thịt lợn; 6,5 tấn thịt gia cầm; 105 nghìn quả trứng; 105 tấn sữa; 1 tấn thịt bò...
Kết quả triển khai dự án chuỗi đã nâng cao nhận thức cho nông dân về giảm sử dụng phân bón hóa học, hóa chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng...) trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời, đã hình thành các hợp tác xã, tạo ra các chuỗi liên kết, giúp người dân ký kết nhiều hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm ổn định sản xuất, đầu vào, đầu ra thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá cao kết quả Dự án chuỗi giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2019-2020 đạt được. Với những kết quả đó, thành phố Hà Nội là điểm sáng và xứng đáng là đầu tàu của cả nước về xây dựng, phát triển chuỗi liên kết nông sản. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: sản xuất nông nghiệp vẫn còn hộ nhỏ lẻ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn (sản xuất, giết mổ nhỏ lẻ, chợ cóc, chợ tạm... thiếu an toàn thực phẩm). Vì vậy, Hà Nội cần tiếp tục nâng cao nhận thức của người sản xuất và tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm; Tiếp tục phát huy các lợi thế sẵn có, các thành tựu đạt được, tăng cường thông tin tuyên truyền, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết nông sản ngoài 21 tỉnh, thành phố Hà Nội đang liên kết tiêu thụ nông sản, cần tăng cường mở rộng kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước để tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu quả; đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Liên HươngTrung tâm Khuyến nông Quốc gia
Trung tâm KNQG (khuyennongvn.gov.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;