Học tập đạo đức HCM

Hải Phòng: Nuôi loài tai to dễ như ăn kẹo, tháng nào cũng xuất chuồng, nông dân khá giả

Thứ hai - 10/05/2021 06:33
Nhận thấy sự bấp bênh về giá cả thị trường gà, lợn những năm qua, chị Nguyễn Thị Luyên (thôn Thượng Đồng, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) đã quyết định chuyển hướng về quê nhận thầu đất làm trại nuôi thỏ lấy thịt và thỏ sinh sản...

Trước khi đến với mô hình nuôi thỏ thịt, nuôi thỏ sinh sản, chị Luyên đã từng bị thất bại trong những ngày đầu tiên bước vào nghề chăn nuôi. 

Lúc đó, do việc nắm bắt kỹ thuật nuôi và chăm sóc chưa được thành thục nên hiệu quả chăn nuôi còn thấp. Không vội nản và quyết khắc phục đến cùng, chị mày mò học hỏi từ các kênh thông tin, thăm quan các mô hình nuôi thỏ ở nhiều địa phương lân cận, từ đó, chắt lọc ra những thiếu sót, khuyết điểm của mình trong quá trình nuôi trước đó để khắc phục.

Nuôi giống tai to, tháng nào cũng cho xuất chuồng, nông dân phấn khởi - Ảnh 1.

Những dãy chuồng nuôi thỏ của gia đình chị Luyên (xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) được thiết kế gọn gàng, tiết kiệm được diện tích lại thoáng mát.

Lúc đầu, hệ thống chuồng trại còn sơ sài, chị Luyên đã lắp thêm các chi tiết khác để đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuồng nuôi thỏ được kín gió về mùa đông, thông thoáng về mùa hè.

Theo thiết kế, khu chuồng nuôi thỏ của gia đình chị Luyên hiện đang là một hệ thống khép kín các lồng sắt thông thoáng, bố trí đặt cách mặt đất khoảng 80 cm. 

Với mỗi dãy chuồng nuôi thỏ được ngăn thành từng ngăn nhỏ riêng biệt giúp thỏ có khoảng cách đi lại hoạt động vừa đủ. Bên ngoài chuồng được trang bị máng đựng thức ăn tinh và hệ thống vòi nước uống tự động. Hàng ngày gia đình chị Luyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đàn thỏ nhà chị nuôi luôn sinh trưởng, phát triển ổn định, sinh sản tốt.

Chị Luyên cho biết, so với nuôi lợn, nuôi gà thì nuôi thỏ có lãi hơn nhiều bởi lẽ, nuôi gà vịt, sau 3 tháng nếu không tái đàn thì sẽ hết. Còn nuôi thỏ, mỗi tháng, thỏ mẹ lại sinh sản một lứa từ 5 - 8 con. Thỏ con được 1 tháng tuổi thì có thể tách mẹ để nuôi thương phẩm, nuôi tiếp khoảng hơn 3 tháng thỏ đạt trọng lượng từ 2 - 2,5kg là có thể xuất bán.

Nuôi giống tai to, tháng nào cũng cho xuất chuồng, nông dân phấn khởi - Ảnh 2.

Chi Luyên phải thường xuyên kiểm tra thỏ để phát hiện sớm dấu hiệu thỏ mắc bệnh.

Thỏ là loài vật có nhiều ưu điểm, thịt thơm, ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thỏ dễ nuôi, ít vốn, ăn ít lại không kén thức ăn, có thể tận dụng các loại thức ăn sẵn có trong gia đình.

Đó là các loại rau xanh thậm chí là các loại cỏ dại trong vườn, ngoài ruộng, các loại cám ngô, lúa gạo, củ, quả thỏ đều ăn hết. 

Tuy nhiên, khâu quan trọng quyết định sự thành bại là người nuôi phải nắm được giai đoạn vỗ béo cho thỏ giống, phối giống cho thỏ cái và kỹ thuật nuôi con.

"Thông thường, thỏ hay bị bệnh ghẻ, nấm, rối loạn tiêu hóa nên ngoài việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng thường xuyên, thỏ cần phải được tiêm vắc xin bại huyết đầy đủ thì nguy cơ rủi ro sẽ không còn", chị Luyên chia sẻ thêm.

Nuôi giống tai to, tháng nào cũng cho xuất chuồng, nông dân phấn khởi - Ảnh 3.

Thỏ nuôi hơn 3 tháng đạt trọng lượng khoảng 2 - 2,5 kg là được xuất chuồng.

Hiện nhu cầu về thịt thỏ dùng chế biến các món ăn trong các nhà hàng, quán ăn, phục vụ liên hoan tiệc tùng tăng cao, thị trường tiêu thụ rộng nên thu nhập của gia đình khá ổn định. 

Với quy mô 500 con thỏ nuôi bán thịt và 60 thỏ mẹ sinh sản, mỗi tháng gia đình chị xuất ra thị trường khoảng 4- 5 tạ thịt, trừ chi phí chăn nuôi cho thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng.

Vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay, gia đình chị Luyên đã có mô hình kinh tế hợp lý và quy củ, chuồng trại chăn nuôi được cải tạo ngăn nắp và hợp vệ sinh. 

Tới đây, chị Luyên sẽ mở rộng gấp đôi diện tích nuôi thỏ, chuyển giao kỹ thuật cho những hộ khác để mô hình có thể nhân rộng trên nhiều địa phương, học hỏi thêm mô hình nuôi giun quế để xử lý phân thỏ thải ra, bán giun thương phẩm và dùng phân của giun quế bón cho các loại cây cỏ trong vườn làm thức ăn của thỏ.

Ông Nguyễn Văn Tuân– Trạm trưởng trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) đánh giá mô hình nuôi thỏ thương phẩm, nuôi thỏ sinh sản của gia đình chị Luyên là mô hình mới, khá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có thể tận dụng những sản phẩm nông nghiệp vào chăn nuôi, cho đầu ra ổn định.

Nhờ mô hình chăn nuôi thỏ, kinh tế gia đình chị Luyên ngày một khấm khá.

Theo Thu Thủy/danviet.vn
https://danviet.vn/hai-phong-nuoi-loai-tai-to-de-nhu-an-keo-thang-nao-cung-xuat-chuong-nong-dan-kha-gia-20210507095647112.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay36,709
  • Tháng hiện tại1,376,213
  • Tổng lượt truy cập100,432,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây