Học tập đạo đức HCM

Hậu Giang: Liên kết sản xuất trái cây, hạn chế ảnh hưởng hạn mặn

Thứ bảy - 07/11/2020 18:41
Hôm qua (6/11), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề "Giải pháp phòng chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL".

Chủ động ứng phó hạn mặn

Tại diễn đàn, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hạn mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nông dân vùng ĐBSCL, đặc biệt là cây ăn trái. Riêng mùa khô năm 2019-2020, hạn mặn đã làm 21,2 nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó, sầu riêng 9,17 nghìn ha, bưởi 3,35 nghìn ha, chanh 2,34 nghìn ha, chôm chôm 3,99 nghìn ha...

Liên kết sản xuất trái cây, hạn chế ảnh hưởng hạn mặn - Ảnh 1.

Nông dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (nơi thường xuyên bị nước mặn xâm nhập) liên kết trồng nhãn Ido cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Huỳnh Xây

Trong khuôn khổ diễn đàn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Công ty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức lễ ký thoả thuận hợp tác chương trình canh tác lúa thông minh khu vực ĐBSCL giai đoạn 2021-2022. Theo đó, 2 bên sẽ xây dựng các mô hình sản xuất ở 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất là Long An (2,5 nghìn ha), Tiền Giang (6,99 nghìn ha), Vĩnh Long (1,81 nghìn ha).

Theo dự báo, hạn mặn trong mùa khô năm 2020-2021 tới đây sẽ diễn ra gay gắt, diện tích cây ăn quả có khả năng bị ảnh hưởng là 80,55 nghìn ha, tức khoảng 23,2% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng ĐBSCL.

Để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, ông Tùng cho rằng, các địa phương phải sớm chuẩn bị công tác ứng phó. Trước mắt là đánh giá những vùng có khả năng chịu ảnh hưởng, khoanh vùng cụ thể theo từng chủng loại cây, khảo sát hệ thống công trình thủy lợi, cân đối nguồn nước, khả năng tích trữ của từng nhà vườn và của cộng đồng để từ đó tổng hợp, đưa ra các giải pháp, chỉ đạo kịp thời ngay từ đầu.

"Riêng các loại cây mẫn cảm với hạn, mặn phải ưu tiên chăm sóc ngay từ mùa mưa. Đối với sầu riêng, chôm chôm, măng cụt... không tưới nước có độ mặn trên 0,5‰" - ông Tùng nói.

Về giải lâu dài, lãnh đạo Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL quy hoạch thủy lợi phải gắn liền với các phương án, giải pháp bảo vệ, phát triển cây ăn quả trong các điều kiện hạn, mặn khác nhau. Đồng thời, hướng dẫn người dân áp dụng thêm các giải pháp kỹ thuật mới, cải tạo vườn phù hợp với tình hình cung cấp nguồn nước.

Ông Tùng kiến nghị Bộ NNPTNT chỉ đạo các ngành chức năng liên quan chủ động đưa ra giải pháp, ban hành tài liệu hướng dẫn để các địa phương chủ động triển khai sớm trước mùa khô 2020-2021. Tăng cường phối hợp với các viện, trường, doanh nghiệp đưa công nghệ, kỹ thuật mới áp dụng vào các vườn cây ăn trái, nhân rộng các mô hình đạt kết quả tốt, có tính bền vững.

Đại diện Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho hay, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020-2021 có khả năng xảy ra gay gắt và nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân. Do đó, cần có kế hoạch chủ động sản xuất, tích trữ nguồn nước ngọt tối đa ngay từ cuối mùa mưa, đồng thời cần chủ động có kế hoạch cho công tác phòng chống hạn mặn.

Tăng cường liên kết tiêu thụ trái cây

Đối với vấn đề liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho hay, mặc dù công tác xây dựng vùng trồng và liên kết tiêu thụ trái cây ở địa bàn tỉnh được làm tốt, nhưng vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp thu mua phập phù, khiến người dân và HTX phải bán cho thương lái bên ngoài với giá bấp bênh.

Do đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đề nghị các doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái ở các vùng trồng được cấp mã code bắt buộc phải thông qua cơ quan chức năng. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng còn đề xuất với Bộ NNPTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ giới thiệu xúc tiến thương mại để tìm thêm đầu ra ổn định.

Bà Nguyễn Thị Giang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện nay, ở Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung, nhiều nơi, người dân còn trồng cây ăn trái riêng lẻ nên rất khó truy xuất nguồn gốc dẫn đến khó tiêu thụ trong tình hình mới.

Đồng tình với ý kiến này, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, việc truy xuất nguồn gốc hiện còn khó khăn vì chỉ thực hiện được khi có các chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, nhưng diện tích cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn này còn rất thấp, chỉ khoảng 7,5% trên tổng diện tích trồng cây ăn quả của cả nước. Trong khi đó, công tác cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói còn chậm và ít; việc truy xuất nguồn gốc đang phải nhờ qua các công ty dịch vụ thực hiện, dẫn đến bà con nông dân cũng ngại tiếp cận.

Với các lý do trên, Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị lãnh đạo các địa phương có chính sách hỗ trợ hình thành các chuỗi sản xuất chặt chẽ từ người sản xuất đến doanh nghiệp tiêu thụ, tập hợp nông dân nhỏ lẻ gia nhập các tổ hợp tác, HTX… Bộ NNPTNT cần đưa ra chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử để nông dân đăng ký.

Phát biểu kết luận diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Diễn đàn đã góp phần làm rõ những tác động tiêu cực của hạn mặn đối với sản xuất của nông dân ĐBSCL. Đồng thời, có nhiều chia sẻ, đóng góp ý kiến về bài học thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất, qua đó giúp người dân, các doanh nghiệp, cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về lợi ích của việc hợp tác sản xuất trong thời điểm hiện tại, qua đó chủ động kết nối, tiêu thụ trái cây tốt hơn…

Theo Huỳnh Xây/danviet.vn
https://danviet.vn/hau-giang-lien-ket-san-xuat-trai-cay-han-che-anh-huong-han-man-20201106164905231.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại820,914
  • Tổng lượt truy cập88,175,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây