Sau nhiều năm nuôi cá thát lát, ông Trần Quốc Nam nhận thấy hiện loài cá này được nuôi khá nhiều nên giá bán cá thác lát không ổn định và có thời điểm giảm mạnh.
Một lần đi tham quan ở tỉnh Tiền Giang, ông Nam thấy cá hô là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, là loài cá quý hiếm của miền Tây. Năm 2016, ông mạnh dạn mua 2.000 con cá hô giống để thả nuôi với chi phí gần 14 triệu đồng.
Do ông Nam mới nuôi loài cá hô này, chưa có nhiều kinh nghiệm nên tỷ lệ hao hụt ban đầu gần 40% sau thời gian nuôi gần 4 năm.
Vừa qua, ông Nam thu được 3,7 tấn cá hô, giá bán cá hô là 300.000 đồng/kg. Ông Nam thu được 1.110.000.000 đồng, trừ chi phí 95.000.000 đồng, Ông còn lợi nhuận 1.015.000.000 đồng.
Ông Nam Trần Quốc Nam cho biết: Thức ăn của cá hô đa phần là thức ăn công nghiệp dạng viên.
Cá hô là loài cá dễ nuôi, ít bệnh, lớn nhanh, giá bán cao. Để nuôi cá được cá hô thành công, trước khi nuôi phải cải tạo ao thật kỹ, diệt sạch cua và cá tạp.
Thả nuôi cá hô với mật độ vừa phải, chọn cá hô giống đồng cỡ, không bệnh tật và cá hô đã ăn được thức ăn công nghiệp.
Ao nuôi cá hô phải thông thoáng để tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời cho cá phát triển tốt và tránh lá cây rụng xuống làm thối nước ao ảnh hưởng đến cá nuôi.
Độ sâu mực nước ao nuôi cá hô tối thiểu là 1,5m, ao nuôi phải đảm bảo chủ động trong quá trình thay nước.
Nuôi cá hô quý hiếm là mô hình mới góp phần tăng thu nhập cho gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho địa phương cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã