Học tập đạo đức HCM

Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống kết nối tiêu thụ nhãn lồng cho hội viên

Chủ nhật - 26/09/2021 19:01
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống (Thanh Hoá) phối hợp với các cơ quan, ban ngành và chính quyền các địa phương tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng cho người dân trên địa bàn.

Gặp người có duyên làm nông nghiệp

Theo chân ông Lê Trí Đức, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống, chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ôngTrịnh Văn Toàn, ở thôn Thạch Lãng, xã Trường Minh. Trò chuyện trong trang trại nhãn lồng của gia đình, ông Toàn chia sẻ: Tôi có duyên làm nông nghiệp.

Năm 20 tuổi, ông Toàn gia nhập thanh niên tình nguyện làm đường từ Thanh Hóa đi Sầm Nưa (Lào). Sau hơn 6 năm phục vụ, ông trở về địa phương làm nông nghiệp. Ngày ấy vùng quê chiêm trũng nghèo khó, nhà tranh vách đất, làm nông liên tục mất mùa, ông phải rời quê vào Nam, ra Bắc tìm việc làm ở các nông, lâm trường để học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

_nh-1.jpg
Phóng viên trao đổi với Đức và ông Toàn.

Năm 2002 trở về quê, ông Toàn nhanh chóng đào ao, quy hoạch lại vườn tược ngay trên mảnh đất của gia đình, rồi ra Hưng Yên mua các loại giống cây ăn quả về trồng thử, mỗi loại 20 cây kết hợp với chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Nhà ven  đê, những buổi được thảnh thơi ngồi hóng mát, ông Toàn ngắm nhìn phía trước nhà  là vùng giáp sông Yên đất rộng, để không nhưng chưa được ai đánh thức.

Và rồi một ý tưởng lóe lên, năm 2015, ông Toàn mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương nhận thầu 3,5ha đất lúa kém hiệu quả, ngập lụt quanh năm để thực hiện mô hình trang trại tổng hợp và được xã tạo điều kiện. Ngay sau khi được giao đất, toàn bộ tiền tiết kiệm, vay người thân cùng với vay ngân hàng 500 triệu đồng, ông thuê máy ủi, máy múc cải tạo thành ao thả cá, trên bờ trồng các loại cây ăn quả, chăn nuôi gà, vịt, với tổng mức đầu tư ban đầu gần 2 tỷ đồng.

Với suy nghĩ, làm kinh tế nông nghiệp phải tính toán thật kỹ và luôn trau dồi kiến thức, khoa học kỹ thuật thì mới thành công, ông Toàn không ngại khó, ông nhiều lần đi các tỉnh học hỏi kinh nghiệm và được sự giúp đỡ của một số doanh nghiệp, các chuyên gia nông nghiệp.

Đến nay, sau hơn 5 năm thực hiện, gia đình ông đã trồng được 1.300 cây nhãn lồng Hưng Yên, 800 gốc bưởi Diễn và bưởi da xanh, 1.000 cây dừa xiêm, 300 gốc mít Thái, nuôi hơn 1.000 con vịt. Hai ao nuôi cá không có hiệu quả, ông chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và cho thu nhập cao hơn.

Thăm trang trại của ông Toàn, chúng tôi thực sự ấn tượng là vườn nhãn lồng sai trĩu quả đang đến thời điểm cho thu hoạch. Vụ nhãn này được mùa với những chùm quả nặng trĩu, chất lượng, cho thu hoạch khoảng 35-40 tấn/năm, với giá bán bình quân 15 nghìn đồng/kg, cho thu nhập  300-400 triệu đồng/ năm. Trang trại tạo công ăn việc làm cho 4-5 lao động, thu nhập 4-5 triệu đồng/lao động/tháng.

_nh-2.jpg
Ông Lê Trí Đức (trái), Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống cùng ông Trịnh Văn Toàn bên cây nhãn lồng trĩu quả, đang cho thu hoạch.

Chung tay cùng hội viên

Hiện, nhãn lồng ở huyện Nông Cống đang đến kỳ thu hoạch, tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Vì vậy, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống đã chủ động rà soát, thống kê diện tích một số cây trồng chủ yếu trong khung thời vụ thu hoạch, sản lượng cụ thể để có biện pháp hỗ trợ tiêu thụ kịp thời.

Với sự vào cuộc kịp thời của Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống trong việc phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các cơ quan ban, ngành của huyện và địa phương kết nối tiêu thụ nhãn lồng giúp gia đình ông Trịnh Văn Toàn với giá từ 12-15 nghìn đồng/kg.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Lê Trí Đức, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống, cho biết: Với tinh thần kết nối nông sản, san sẻ yêu thương, cùng nhau vượt qua đại dịch, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho hội viên, nông dân, trong đó tập trung ưu tiên cho các nông sản đặc trưng của huyện. 

Trước mắt, Hội sẽ ưu tiên hỗ trợ kết nối tiêu thụ nhãn cho hội viên, nông dân trên địa bàn. Tất cả sản phẩm do Hội hỗ trợ tiêu thụ đều phải đảm bảo sản xuất sạch, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đây vừa là trách nhiệm đồng hành cùng hội viên, vừa là giải pháp của Hội trong thực hiện tốt nhiệm vụ đột phá.

Đây cũng là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, trách nhiệm của Hội trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản giúp hội viên, nông dân giảm bớt khó khăn trong sản xuất, vượt qua đại dịch Covid-19.

_nh-5.png
Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nông Cống phối hợp với chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ xã Trường Minh thu hoạch và hỗ trợ tiêu thụ nhãn cho gia đình ông Toàn.

Hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trao đổi với phóng viên, ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả, cây có múi đang gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, nhiều huyện, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, trong khi đó lượng cây ăn quả đang trong thời điểm cho thu hoạch khá lớn.

Bên cạnh tuyên truyền, vận động hội viên tuân thủ thông điệp 5K, chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19, tham gia ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa cùng Hội Làm vườn các huyện phối hợp với các ban, ngành và chính quyền địa phương, cùng doanh nghiệp đóng trên địa bàn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả.

Không chỉ trang trại của gia đình ông Toàn, còn nhiều trang trại khác trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm giữa đại dịch Covid-19. Hội đang phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tìm lối ra phù hợp cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế nhà vườn.

Cũng theo ông Len, cây ăn quả, cây có múi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có dấu hiệu cung vượt cầu, do vậy, vấn đề tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là xu thế chung của nhiều tỉnh chứ không riêng gì ở Thanh Hóa.

Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đang hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn không chất thải, không bỏ phí thứ gì, thứ gì cũng dùng được, như lấy lá, lấy cành làm phân hữu cơ, vi sinh, sau đó đem bón lại cho cây; sử dụng chất hữu cơ để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Theo Xuân Sơn/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/hoi-lam-vuon-va-trang-trai-huyen-nong-cong-ket-noi-tieu-thu-nhan-long-cho-hoi-vien-post45700.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay22,308
  • Tháng hiện tại253,012
  • Tổng lượt truy cập92,630,676
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây