Học tập đạo đức HCM

Lai Châu: Sin Suối Hồ-bản Mông ngày càng giàu lên nhờ trồng địa lan Trần mộng và làm du lịch cộng đồng

Thứ bảy - 17/04/2021 19:25
Ở ngang lưng đỉnh Sơn Bạc Mây có một bản đồng bào dân tộc Mông xanh, sạch, đẹp và ngày càng văn minh. Đó là bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Nhiều hộ đồng bào Mông ở Sin Suối Hồ theo đạo Tin lành, nhờ trồng địa lan Trần mộng và làm du lịch mà ngày càng giàu lên...

Sống tốt đời, đẹp đạo

Cách thành phố Lai Châu chừng 30km, bản Sin Suối Hồ nằm ngang lưng đỉnh Sơn Bạc Mây. Khởi hành từ thành phố Lai Châu, sau gần 1 tiếng đống hồ đi trên con đường đèo dốc, uốn lượn quanh sườn núi, chúng tôi đã có mặt ở bản Sin Suối Hồ. 

Cạnh cổng chào vào bản có tấm biển khá rộng, với dòng chữ "Điểm du lịch Sin Suối Hồ kính chào quý khách" được dựng lên từ mấy năm nay. Từ cổng chào vào nơi sinh sống tập trung của bà con trong bản chừng nửa cây số. 

Đoạn đường từ cổng chào vào bản đã được bê tông hóa, đi lại thuận tiện. Bản Sin Suối Hồ hiện lên trước mắt chúng tôi với những ngôi nhà gỗ, nhà trình tường đậm chất truyền thống của người Mông.

Lên Sin Suối Hồ xem người Mông làm du lịch - Ảnh 1.

Bản Sin Suối Hồ được UBND tỉnh Lai Châu công nhận bản du lịch cộng đồng từ năm 2015.

 Bản Sin Suối Hồ có trên 130 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trong đó có hơn 100 hộ dân theo đạo Tin lành từ nhiều năm nay. 

Các hộ theo đạo Tin lành ở Sin Suối Hồ thường tập trung cầu nguyện vào sáng Chủ nhật hàng tuần.  Bà con sinh hoạt theo điểm nhóm. 

Chị Hảng Thị Dợ (SN 1992) ở bản Sin Suối Hồ, cho hay: "Cũng như nhiều gia đình khác ở bản Sin Suối Hồ, gia đình tôi theo đạo Tin lành từ nhiều năm nay. Bản thân tôi thấy đạo Tin lành giúp con người sống tốt lên. Các tai tệ nạn xã hội ở bản cùng giảm dần. Đến nay, trong bản không còn người nghiện ma túy...".

"Những người theo đạo như chúng tôi thường nhắc nhở nhau là phải kính chúa, yêu nước, thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, không tin lời kẻ xấu xúi giục, lôi kéo...", chị Hàng Thị Dợ thổ lộ.

Nói như anh Vàng A Lai, thì mỗi người có đức tin riêng. Gia đình anh theo đạo Tin lành từ năm 2000. 

"Trong Kinh thánh có nói, theo đạo Tin lành là rượu, chè, thuốc lào, thuốc lá, lấy nhiều vợ và các kiểu sinh hoạt xấu đều phải bỏ hết, không được mắc phải. Ở bản Sin Suối Hồ, không ai sử dụng rượu, bia hay hút thuốc lào, thuốc lá. Tôi thấy đó là những điều tốt cho tôi. Mỗi người có đức tin riêng, nhưng phải tuân thủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính sách của nhà nước cũng hướng đến con người từ bỏ các thói hư, tật xấu mà" - anh Lai chia sẻ.

Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ ngày càng giàu đẹp - Ảnh 2.

Đường vào nhà các hộ dân ở bản Sin Suối Hồ cũng đã được bê tông hóa trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng nông thôn mới.

Còn nói như anh Sùng A Phùa - Bí thư chi bộ bản Sin Suối Hồ, thì với các hộ dân ở bản, dù có đạo hay không có đạo cũng đều chấp hành rất tốt chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi người cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống.

Anh Sùng A Phùa nói: "Ở bản Sin Suối Hồ không có sự chia rẽ, mất đoàn kết trong nhân dân. Bà con trong bản, nhất là các gia đình có niềm tin tôn giáo luôn đề cao cảnh giác với các luồng thông tin xấu, xuyên tạc từ bên ngoài vào...".

"Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con sống tốt đời, đẹp đạo, không tin, không nghe lời kẻ xấu xúi giục, lôi kéo. Cũng nhờ có sự đoàn kết, đồng thuận từ phía người dân nên bản Sin Suối Hồ mới có được diện mạo nông thôn mới ngày càng văn minh, giàu đẹp như ngày hôm nay" - anh Phùa nhấn mạnh.

Lên Sin Suối Hồ xem người Mông làm du lịch - Ảnh 2.

Địa lan Trần mộng được xem là đặc sản của bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ. Trồng địa lan Trần mộng cũng là nghề giúp nông dân trong bản có thu nhập tốt.

Đoàn kết xây dựng bản làng giàu đẹp

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh bản Sin Suối Hồ, chỉ vào những con đường đã được bê tông hóa, anh Phùa vui vẻ nói: "Đó là công sức của cả bản đấy. Trước đây, Sin Suối Hồ không đẹp đẽ, sạch sẽ như bây giờ. Các tuyến đường trong bản hay lối vào nhà các hộ dân đều là đường đất, trơn trượt mỗi khi trời mưa...".

Theo lời kể của anh Phùa, năm 2014, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được Nhà nước hỗ trợ xi măng, bản đã đã vận động bà con trong bản góp công, góp sức đi lấy cát, sỏi đổ bê tông đường trục bản. 

Khi làm xong đường trục bản, thấy đi lại thuận tiện, bà con trong bản ai cũng phấn khởi. Anh Phùa  lại cùng với Ban quản lý bản tiếp tục vận động người dân góp sức hoàn thiện bê tông các ngõ, ngách trong bản. 

Còn lối vào hộ gia đình nào thì hộ gia đình đó tự mua vật liệu về làm. Giờ thì hầu hết các tuyến đường trong bản Sin Suối Hồ đều đã được bê tông hóa...

Lên Sin Suối Hồ xem người Mông làm du lịch - Ảnh 3.

Mỗi năm, Sin Suối Hồ đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng...

Theo anh Phùa, khi tuyến đường nội bản được bê tông hóa cũng là lúc nhen nhóm lên ý tưởng xây dựng Sin Suối Hồ thành bản du lịch cộng đồng. 

Người khởi xướng làm du lịch ở Sin Suối Hồ là anh Hảng A Xà và anh Vàng A Chỉnh. Anh Chỉnh là trưởng bản, còn anh Xà là người có uy tín trong bản.

Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, anh Vàng A Chỉnh - Trưởng bản Sin Suối Hồ, phấn khởi cho biết: "Tôi và anh Xà là những người đi tiên phong làm du lịch cộng đồng ở bản Sin Suối Hồ. Chúng tôi tự chỉnh trang, dọn dẹp lại nhà cửa, vườn tược, sau đó cùng với ban quản lý bản vận động bà con trong bản làm theo...".

Theo anh Chinh, lúc đầu, các anh chỉ nghĩ đơn giản là chỉnh trang, dọn dẹp để nhà mình, bản mình sạch hơn, đẹp hơn thôi, chứ cũng chưa nghĩ gì đến làm du lịch. 

Ban quản lý bản bám vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới để tuyên truyền, vận động người dân trong bản thực hiện. 

"Khi thấy bản mình đẹp rồi, chúng tôi mới nghĩ đến chuyện làm thêm phòng để đón khách du lịch. Giờ thì cả bản tôi, nhà nào cũng biết làm du lịch rồi", anh Chinh vui vẻ khẳng định.

Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ ngày càng giàu đẹp - Ảnh 5.

Một số hộ dân ở bản Sin Suối Hồ tự may trang phục dân tộc, túi thổ cẩm bán cho du khách.

Không chỉ đường đi, lối lại trong bản phong quanh, sạch đẹp, mà tất cả nhà dân trong bản, nhà nào, nhà nấy cũng gọn gàng, ngăn nắp. 

Ở Sin Suối Hồ, nhà nào cũng tự thiết kế cổng vào theo cách riêng của mình, nhưng đều mang đậm nét truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. 

Trước đây, người dân nơi lưng đỉnh Sơn Bạc Mây này chỉ quẩn quanh với cây lúa, cây ngô và trồng ít thảo quả trong rừng. Từ khi UBND tỉnh Lai Châu công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng, thì người dân bản Sin Suối Hồ có thêm nguồn thu nhập từ trồng, chăm sóc địa lan Trần mộng bán ra thị trường. 

Ở Sin Suối Hồ, nhà nào cũng trồng địa lan Trần mộng, nhà ít thì vài chục chậu, nhà nhiều lến đến cả trăm chậu địa lan. Dọc 2 bên lối đi trong bản, trong vườn, trước nhà dân đều có sự hiện diện của những chậu địa lan Trần mộng.

Lên Sin Suối Hồ xem người Mông làm du lịch - Ảnh 4.

Ở bản Sin Suối Hồ, nhà nào cũng trồng địa lan. Không ít hộ dân ở Sin Suối Hồ có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm từ bán địa lan ra thị trường.

Bất kỳ ai khi lần đầu đặt chân đến bản Sin Suối Hồ cũng bị hấp dẫn, lôi cuốn bởi cảnh sắc thiên nhiên, núi non hùng vĩ và sự chân chất, thân thiện của đồng bào Mông nơi đây. Vẻ mộc mạc của những ngôi nhà gỗ, nhà trình tường lợp lá cọ ở Sin Suối Hồ, mang lại cho du khách cảm giác thân quen, gần gũi. 

Ông Hoàng Văn Đại, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), cho biết: Bản Sin Suối Hồ hiện có 11 hộ dân làm homestay, đón khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng. 

Mỗi năm, bản Sin Suối Hồ đón hàng chục nghìn lượt du khách đến thăm quan, trải nghiệm đời sống sinh hoạt, nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Đời sống, thu nhập của người dân trong bản cũng nhờ đó mà không ngừng cải thiện, nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trong bản giảm mạnh. Người dân trong bản đoàn kết, chung sức xây dựng nông thôn mới. Đến nay, bản Sin Suối Hồ đã đạt 17/19 tiêu chí nông thôn mới. SIn Suối Hồ ngày càng đổi mới, giàu đẹp lên trong đó có sự đóng góp của tinh thần đoàn kết của bà con trong bản dù là có đạo hay không có đạo Tin lành.

Theo Thanh Văn - Thúy Hạnh/danviet.vn
https://danviet.vn/lai-chau-sin-suoi-ho-ban-mong-dan-ngay-cang-giau-len-nho-trong-dia-lan-tran-mong-va-lam-du-lich-cong-dong-20210415133658438.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay19,351
  • Tháng hiện tại286,974
  • Tổng lượt truy cập92,664,638
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây