Học tập đạo đức HCM

Linh hoạt khai thác thủy sản an toàn trong dịch bệnh

Thứ sáu - 22/10/2021 19:47
Dịch bệnh COVID-19 tạm thời ổn định, cả nước đang tập trung thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ; nhu cầu thủy sản cho dịp Noel và Tết của nhiều thị trường lớn đang tăng cao... là những thuận lợi để ngành thủy sản bứt phá những tháng cuối năm.
Hội nghị trực tuyến với các địa phương ven biển về “Tổ chức khai thác thủy sản thích ứng an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm”. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Hôm nay (22/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương ven biển về “Tổ chức khai thác thủy sản thích ứng an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm”.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến nay tổng sản lượng khai thác thủy sản biển ước đạt 2,917 triệu tấn (tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó, sản lượng cá ngừ, mực và các loài cá nổi chiếm khoảng 60%. Sản lượng khai thác ở ngư trường Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 40%, sản lượng khai thác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục có xu hướng giảm.

Do tác động của việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 những tháng vừa qua, hoạt động khai thác của nhiều địa phương bị đình trệ. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, số lượng tàu cá ngừng khai thác chỉ tính trong các tháng 7, tháng 8 và tháng 9 là 43.200 tàu, tương đương 4,6% cường lực khai thác.

“Khó khăn lớn của ngành khai thác thủy sản thời gian qua là thiếu lao động. Thiếu cả về số lượng và chất lượng lao động nên nhiều tàu cá phải nằm bờ. Tính đến tháng 9/2021 cả nước có khoảng 1 triệu lao động trực tiếp trên các tàu cá, tuy nhiên số lượng lao được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 chỉ ước đạt khoảng 25%”, ông Hùng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, ngành khai thác thủy sản cần tuyên truyền và hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác trên biển và có chính sách khuyến khích hoạt động khai thác ở các vùng biển xa, chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch bệnh COVID-19. Cùng với đó, cần ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho các lao động, ngư dân làm việc trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản để duy trì hoạt động sản xuất trên biển.

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cần có thêm chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19, hỗ trợ khắc phục khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời có kế hoạch hành động cụ thể nâng cao hiệu quả phòng chống khai thác bất hợp pháp, tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC); ngăn chặn hiệu quả tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

“Bên cạnh các biện pháp kiểm soát dịch, cần căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện năng lực hạ tầng thủy sản của mỗi một nơi để có các biện pháp linh hoạt. Trong đó, vừa hỗ trợ cho lao động trong đại dịch nhưng cũng sàng lọc, vừa sắp xếp lại nguồn lao động phù hợp…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nói.

Việc vừa sản xuất, vừa chống dịch cũng như song song đáp ứng các quy định về IUU để tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) đặt ra nhiều thách thức cho ngành thuỷ sản những tháng cuối năm. Để đạt mục tiêu cả năm với tổng sản lượng toàn ngành thủy sản đạt 8,6 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu 8,8 tỷ USD, ngành khai thác biển phải đạt sản lượng 3,657 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, 9 tháng qua, khai thác thủy sản đã đạt sản lượng gần 3 triệu tấn. Như vậy trong các tháng còn lại của năm cần đạt 750.000 tấn (bình quân mỗi tháng phải phấn đấu là 250.000 tấn). Tuy nhiên, khai thác thủy sản những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do vừa phải đảm bảo khai thác an toàn trong dịch bệnh và vừa ứng phó mưa bão.

“Thời cơ đã xuất hiện khi dịch bệnh tạm lắng, giá thủy sản đang ở mức cao, đặc biệt là tôm. Bên cạnh đó, nhu cầu nguồn cung cuối năm đang tăng lên để chuẩn bị cho Noel và Tết dương lịch. Bộ đã chỉ đạo các cơ sở khắc phục ngay tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng để  sản xuất đảm bảo được các chỉ tiêu về sản lượng và xuất khẩu”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Kinh-te/Linh-hoat-khai-thac-thuy-san-an-toan-trong-dich-benh/450471.vgp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,731
  • Tổng lượt truy cập92,652,395
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây