Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Vùng đất này dân quanh năm "tráng tráng, phơi phơi, nướng nướng" mà cả làng khá giả

Thứ năm - 15/04/2021 02:34
Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng người dân ở làng Vĩnh Đức, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương (Nghệ An) vẫn chủ yếu vẫn dùng tay để tráng bánh. Nhờ thế mà bánh đa Vĩnh Đức luôn có hương vị đậm đà, giòn tan và thơm ngon đặc trưng được khách hàng ưa chuộng đặt mua nhiều.

Những bậc "anh tài" trong làng tráng bánh

Theo bà con làm nghề ở Vĩnh Đức, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác không chỉ bởi cách làm thủ công truyền thống mà nguyên liệu làm bánh cũng được lấy tại chỗ gồm bột gạo hòa trộn với vừng đen cùng một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.

Dân làng Vĩnh Đức dùng tay không làm ra thứ bánh giòn, thơm ngon, có nhà kiếm cả triệu mỗi ngày - Ảnh 1.

Nhiều năm nay gia đình anh Nguyễn Văn Hồng (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) vẫn tráng bánh bằng tay.

Là hộ nhiều năm liên đạt giải nhất trong cuộc thi tráng bánh ở địa phương, anh Nguyễn Văn Hồng (chủ cơ sở sản xuất bánh đa ở thị trấn Đô Lương, Nghệ An) cho hay: Năm 17 tuổi tôi đã học nghề làm bánh đa từ mẹ. Nhìn thấy bố mẹ vớt bánh, tráng bánh, se bánh đều phải tỉ mỉ, cũng từ sự quan sát đó mà dần dần tôi biết và theo nghề đến giờ. Hiện, trung bình mỗi ngày, gia đình tôi tráng được gần 10.000 chiếc bánh.

Theo anh Hồng, những năm trước mọi người tráng bánh bằng bếp củi rất vất vả, năng suất cũng chưa cao, nay bà con ở làng đã mua sắm bếp than hoặc bếp điện để làm vừa giúp bánh chín tới vừa độ và cho năng suất cao hơn.

Dân làng Vĩnh Đức dùng tay không làm ra thứ bánh giòn, thơm ngon, có nhà kiếm cả triệu mỗi ngày - Ảnh 2.

Bà Đỗ Thị Hoa tỉ mỉ phơi bánh trên giàn tre ở làng Vĩnh Đức.

"Do tráng bánh bằng tay nên các công đoạn để làm ra một chiếc bánh đa vừng thơm ngon đều đòi hỏi mọi người làm nghề phải khéo léo, tỉ mỉ và phối hợp ăn ý nhịp nhàng với nhau", anh Hồng chia sẻ.

Vừa thoăn thoắt trở đều các mẻ bánh phơi lên giàn tre ở làng Vĩnh Đức, bà Đỗ Thị Hoa cho biết, công đoạn phơi bánh khá vất vả, bởi khi phơi phải nhớ từng khu vực để trở cho bánh khô đều. Ngày nắm bà con chỉ cần phơi tầm 4 tiếng trở 1 lần nhưng những ngày trời mưa các hộ phải làm ít đi hoặc tạm nghỉ. Bởi nếu tráng bánh xong phơi không được nắng khi nướng bánh sẽ không ngon và đảm bảo chất lượng".

Dân làng Vĩnh Đức dùng tay không làm ra thứ bánh giòn, thơm ngon, có nhà kiếm cả triệu mỗi ngày - Ảnh 3.

Sau khi được tráng bằng tay, mhững mẻ bánh đa được phơi trên các giàn tre đặt ở khu vực thông thoáng và sạch.

Theo chị Nguyễn Thị Lan (TT Đô Lương, Nghệ An), để bánh đa có độ giòn và thơm ngon hơn, người dân ở làng luôn dùng quạt tay, nướng bánh dưới bếp than củi ở nhiệu độ vừa phải đảm bảo bánh chín vừa tới.

Bánh đa Vĩnh Đức-thứ quà 9 nhớ 10 thương

Chị Lan tiết lộ: Sau khi trừ mọi chi phí đầu vào, người làm bánh đa ở Vĩnh Đức có lãi khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg gạo. Ngoài làm bánh đa vừng, một năm trở lại đây bà con ở Vĩnh Đức còn làm thêm sản phẩm bánh đa gấc thơm ngon, bổ dưỡng vừa làm đa dạng sản phẩm vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Có gia đình mỗi ngày dùng 100kg gạo xay làm bánh đa thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.

Dân làng Vĩnh Đức dùng tay không làm ra thứ bánh giòn, thơm ngon, có nhà kiếm cả triệu mỗi ngày - Ảnh 4.

Để chất lượng bánh đa ngon hơn, bà Nguyễn Thị Lan than củi nướng bánh.

Chia sẻ với PV Dân Việt ông ông Hoàng Văn Hiệp – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho khẳng định, người dân làng nghề Vĩnh Đức luôn làm ra loại bánh đa ngon mà giữ hương vị truyền thống đặc trưng được thị trường , khách hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước rất ưa chuộng đặt mua nhiều.

Tin vui hơn cho bà con Vĩnh Đức là mới đây sản phẩm bánh đa của làng đã được bình chọn là sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2020 và được công nhận là sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Dân làng Vĩnh Đức dùng tay không làm ra thứ bánh giòn, thơm ngon, có nhà kiếm cả triệu mỗi ngày - Ảnh 5.

Ngoài làm bánh đa vừng,một năm trở lại đây, người dân làng nghề Vĩnh Đức - Đô Lương còn làm thêm sản phẩm bánh đa gấc thơm ngon, bổ dưỡng.

Theo Vân Hồng/danviet.vn
https://danviet.vn/nghe-an-vung-dat-nay-dan-quanh-nam-trang-trang-phoi-phoi-nuong-nuong-ma-ca-lang-kha-gia-20210413114733958.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay41,227
  • Tháng hiện tại816,505
  • Tổng lượt truy cập91,990,234
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây