Học tập đạo đức HCM

Những người trẻ “mê” trồng rau hữu cơ ở Đắk Lắk

Thứ bảy - 04/04/2020 03:00
Thay vì chọn một công việc “mưa chẳng đến mặt”, nhiều bạn trẻ ở Đăk Lăk đã quyết định chọn hướng khởi nghiệp từ rau hữu cơ. Đối mặt với gian nan, nhưng việc chọn cách đối xử tử tế với đất đai, với con người… đã làm những mầm sạch đâm lên từ đất đỏ và hứa hẹn nhiều kết quả bền vững.

Nhìn vào tưởng đất hoang...

Thoăn thoắt nhổ từng gốc cỏ, luống rau muống, rau đay trong khu Chikarin farm ở thôn 8, xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột, Hà Thị Út (thường gọi Út Hà, 23 tuổi) vui vẻ giới thiệu: “Khu này vốn là ruộng hoang, lúc tụi em vừa đến đây cỏ cao ngập đầu, phát quang mấy ngày mới trông tạm ổn. Công sức bỏ ra rất nhiều nhưng làm rau sạch trên đất để lâu không canh tác sẽ an tâm hơn về lượng hóa chất tồn dư trong đất”.

 nhung nguoi tre “me” trong rau huu co o dak lak hinh anh 1

Trần Đăng Hưng trong vườn dưa lưới tại khu thực nghiệm của Trường Đại học Tây Nguyên. Ảnh:  P.L

"Mình và một số người bạn đang cố gắng kết nối một nhóm những người trẻ Đăk Lăk cùng đi theo con đường làm rau hữu cơ. Mong muốn đặt ra là để chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng thị trường trên nguyên tắc tương hỗ giữa các vườn hữu cơ”.

Anh Trần Đăng Hưng

Tốt nghiệp ngành kinh tế nông học của Trường Đại học Tây Nguyên từ tháng 10/2019, Út Hà trở về nhà và nói chuyện với gia đình về định hướng khởi nghiệp của mình, bố mẹ cô lắc đầu phản đối nhưng cô vẫn quyết tâm làm. Khởi nghiệp vốn ít, Út Hà kết hợp với hai người bạn cùng chung niềm đam mê xây dựng quy trình làm rau hữu cơ. Ba người trẻ tự tay ươm giống, xới đất, ủ phân vi sinh, thu hoạch… Các chế phẩm sinh học đem bón tưới cho rau trong vườn đều từ đạm cá, đạm đậu nành. Diện tích bao quanh kề sát với đường đi hoặc vườn trồng khác được xây dựng làm “vành đai” cách ly sinh học...

Rau củ hữu cơ tại vườn của Hà hiện được cung ứng chủ yếu cho thị trường TP.HCM và nhận được phản hồi tốt.

Viết “nhật ký” cho rau

Trần Đăng Hưng (27 tuổi) trở về từ Israel sau 11 tháng làm thực tập sinh nông nghiệp, anh tiếp tục theo đuổi đam mê với cây cối trên mảnh đất Đăk Lăk. Thời gian đầu, Hưng được thầy cô là giảng viên giúp đỡ để mình có thêm thời gian nghiên cứu về rau hữu cơ tại khu thực nghiệm của Trường Đại học Tây Nguyên.

Hưng cùng bạn dồn số vốn nhỏ để làm vườn rau hữu cơ đầu tiên. Vì mảnh đất trồng bị bao quanh các vườn rau canh tác theo lối truyền thống, sử dụng thuốc hóa học nên bao nhiêu sâu hại liền dồn vào vườn rau hữu cơ của Hưng. Bị côn trùng, bệnh hại tàn phá, cộng thêm ảnh hưởng chất hóa học từ các vườn bên, anh đành bỏ lại 5 sào đất đã thuê, chịu mất trắng. Nghĩ lại, Hưng chỉ cười: “Cũng nhờ đó, mình mới hiểu được tầm quan trọng của việc cách ly đất trồng và chất lượng không khí xung quanh”.

Anh Hưng chỉ lên dãy màng đen được căng cao đến 3m và cho biết đây là lớp “phòng thủ” nhằm ngăn chặn một phần tác động từ môi trường bên ngoài. Nhờ dày công vận động, Hưng cũng đã thuyết phục thành công chủ vườn sầu riêng sát bên cùng chuyển đổi sang phương pháp làm sạch.

Sau gần 2 tháng, các luống trồng rau trong vườn… đã cho thu hoạch. Sau thất bại lần đầu, Hưng xây dựng khu vườn hữu cơ mới theo nguyên tắc “3 không”: Không phân hóa học, không thuốc hóa học, không giống biến đổi gen.

Hưng cho biết: “Người chọn mua rau hữu cơ vẫn chấp nhận các sản phẩm mẫu mã kém bắt mắt với giá bán cao gấp nhiều lần. Do vậy mình nghĩ vấn đề họ quan tâm nhất vẫn là ăn sạch, sức khỏe tốt”.

Theo Phạm Ly/danviet.vn
 

http://danviet.vn/nong-thon-moi/nhung-nguoi-tre-me-trong-rau-huu-co-o-dak-lak-1071371.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập259
  • Hôm nay52,598
  • Tháng hiện tại225,833
  • Tổng lượt truy cập88,904,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây