Học tập đạo đức HCM

Nông dân Đà Nẵng sẵn sàng vụ hoa Tết

Thứ bảy - 26/12/2020 10:30
Vụ Tết năm nay, người nông dân gặp nhiều điều kiện bất lợi về thời tiết cũng như thị trường đầu ra. Tuy vậy, nông dân Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi phù hợp để bảo đảm thu nhập.

Vườn hoa của ông Nguyễn Văn Ái (quận Cẩm Lệ) đang được phun thuốc trừ sâu, bệnh - Ảnh: VGP/Minh Trang

“Thấp thỏm” lo Tết

Đến thăm các vườn hoa, khu chuyên canh hoa tại TP. Đà Nẵng vào thời điểm này, có thể thấy những người nông dân đang tất bật, chăm chút cho các luống hoa để kịp xuất cho vụ Tết. Tuy nhiên, tâm lý chung của mọi người có phần “thấp thỏm” hơn so với mọi năm.

Vừa chăm chút cho những chậu cúc, ông Nguyễn Văn Ái (Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp hoa cây cảnh phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) cho biết: “Như bình thường mọi năm, giống được gieo vào tháng 7 âm lịch nhưng mưa bão đã làm hư hại hoàn toàn và phải gieo lại đợt khác. Tình hình dịch bệnh cùng với thời tiết không thuận lợi, mưa bão liên tiếp khiến việc chăm sóc, sinh trưởng của hoa gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là tình hình dịch bệnh kéo dài tại Đà Nẵng khiến thu nhập chung của người dân giảm sút, thế nên nông dân sản xuất khá dè chừng và giảm số lượng so với mọi năm”.

Năm nay, tổng số hoa của ông Nguyễn Văn Ái khoảng hơn 1.000 chậu hoa, trong đó có 300 chậu cúc pha lê và cúc đại đóa, 200 chậu hoa ly, 500-600 các loại hoa vạn thọ, thược dược, hướng dương…

“Các hội viên trong Chi hội Nghề nghiệp hoa cây cảnh phường Hòa Xuân năm nay đều giảm số lượng các chậu cúc lớn tầm 20-30%, nông dân không dám sản xuất nhiều vì thị trường đầu ra khá khó khăn. Hiện Chi hội đang nghiên cứu định hướng trồng các loại phù hợp với thị hiếu như hoa giấy, hoa thảm, hoa treo dạ yến thảo, dừa cạn… dễ tiêu thụ hơn và tạo thêm thu nhập cho hội viên nông dân”, ông Ái cho biết thêm.

Năm nay, chị Lê Thị Gái (Chi hội phó Chi hội Trồng hoa và cây cảnh phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) giảm số lượng chậu hoa từ 3.000 xuống còn 2.000 chậu. Chị Lê Thị Gái cho biết: “Mọi năm, giờ này các bạn hàng từ Quảng Trị, Huế đã đặt hàng nhưng năm nay, các tỉnh đó bị thiệt hại nặng nề do bão lũ nên giờ vẫn im ắng. Bên cạnh đầu ra, tôi sợ nhất là làm mà vào thời điểm Tết, dịch bùng phát thì hàng sẽ không bán được. Năm nay sản xuất vô cùng rủi ro nên không ai dám trồng nhiều”.

Nhằm giảm rủi ro, chị Gái đã giảm các loại cúc chậu và tăng số lượng hoa vạn thọ trồng dưới đất để phục vụ cúng dịp Tết. “Sau bão lụt, vườn của tôi bị hư 50% rau màu và 40% hoa, thiệt hại tầm 70 triệu. Sau đó, tôi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để khắc phục thiệt hại, mua giống mới. Ngoài ra, các cấp cũng đã định hướng chuyển từ các loại dài ngày bị thiệt hại sang trồng các loại ngắn ngày cho kịp dịp Tết, đồng thời chuyển từ các loại trồng trong chậu sang các loại hoa treo để bảo đảm thu nhập dịp Tết. Hiện bên cạnh các loại cúc truyền thống, tôi tập trung đầu tư và chăm sóc các loại vạn thọ, các loại hoa treo như dạ yến thảo, mai dạ thảo, mười giờ để phục vụ thị trường dịp Tết này”, chị Gái nói.

 

Chị Lê Thị Gái (quận Thanh Khê) tăng số lượng hoa treo để phù hợp với nhu cầu thị trường. Ảnh: VGP/Minh Trang

Thay đổi phù hợp với thị trường

Ông Nguyễn Kim Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân TP. Đà Nẵng, cho biết, trong năm 2020, người dân Đà Nẵng chống chọi cùng lúc nhiều thiên tai, dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề.

“Hội Nông dân đã xuống từng cơ sở kiểm tra và có những biện pháp cụ thể. Hội Nông dân đã khoanh vùng, giãn nợ vay, tiếp tục cho nông dân vay từ 2 nguồn vốn là Quỹ Hỗ trợ nông dân cả Trung ương, địa phương và nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách. Việc này giúp nông dân có điều kiện mua sắm vật tư nông nghiệp và thực hiện rất nhiều công đoạn như cải tạo đất, mua giống, phục hồi sản xuất”, ông Dũng cho hay.

Từ nguồn vốn vay này, hơn 11 tỷ đồng đã được 500 lao động vay vốn thực hiện 45 dự án, từ đó nông dân có điều kiện tập trung khôi phục sản xuất, làm mới đất và xuống giống các loại hoa như hoa cúc, hoa trang trí, cây cảnh, hoa ngắn ngày, rau màu ngắn ngày.

Theo ông Dũng, tâm lý chung của người nông dân năm nay là e ngại thị trường đầu ra khó khăn. “Vào quãng thời gian này các năm trước, các thương lái, nhà buôn, đối tác đã đặt hàng tại các vườn rất nhiều, nhưng hiện giờ theo báo lại từ các nhà vườn thì thị trường lại khá tĩnh lặng, số lượng đối tác khá ít, cho thấy thị trường tiêu thụ năm nay khó khăn. Thế nên, số lượng chậu hoa giảm so với mọi năm, ước tính diện tích và số chậu hoa trung bình giảm 20%”.

Nắm bắt tâm lý của nông dân, Hội Nông dân cũng đã khảo sát và cùng nông dân triển khai một số biện pháp trước mắt. Theo đó, khuyến khích nông dân giữ nguyên sản lượng sản xuất bằng cách giảm số lượng các loại chậu lớn, dài ngày và tăng số lượng các loại hoa ngắn ngày lên, các loại chậu nhỏ có mức giá thành thấp hơn, tăng số lượng các loại hoa treo, phù hợp với nhu cầu thị trường và mức thu nhập chung của người dân.

Cùng với đó, các cấp hội, sở, ngành cũng đã liên tục khuyến cáo nông dân theo dõi, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh để hoa nở đúng Tết và giảm thiểu thiệt hại. Qua công tác kiểm tra, hoa ở các vườn chuyên canh và nhà vườn đang sinh trưởng tốt. Với kinh nghiệm trồng hoa nhiều năm, người trồng hoa trên địa bàn Thành phố tích cực và chủ động chăm bón để hoa nở đẹp đúng dịp, hy vọng một kỳ hoa Tết được mùa, được giá.

Theo Minh Trang/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Thi-truong/Nong-dan-Da-Nang-san-sang-vu-hoa-Tet/417985.vgp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay31,437
  • Tháng hiện tại872,638
  • Tổng lượt truy cập93,250,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây