Nuôi gà đẻ trứng từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Văn Hưởng ở thôn 11, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc cho biết, so với con gà thịt chỉ cần nuôi trên 4 tháng là có thể được xuất bán thì chu kỳ khai thác của gà đẻ lên tới 1 năm.
Do gà trứng thời gian nuôi dài ngày nên sẽ phát sinh nhiều vấn đề nếu làm không tốt là thấy hậu quả ngay. Ông Hưởng chia sẻ giống gà trứng rất nhạy cảm, đặc biệt với giống Ai Cập như nhà ông đang nuôi.
Theo ông Hưởng, với người nuôi gà đẻ trứng, tỉ lệ đẻ và sản lượng trứng đóng vai trò quyết định đến giá thành và hiệu quả kinh tế, chỉ cần tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà lên 5 - 10% kết quả mang lại thực sự khác biệt. Ngoài ra, giá trứng gà có thể lên xuống thay đổi theo giá cả thị trường, nhưng nếu trại tuân thủ được quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, khống chế tốt dịch bệnh, quản lý chăm sóc tốt và đảm bảo chất lượng trứng đồng đều, ổn định đầu ra sẽ luôn đảm bảo và là yếu tố quyết định tới thắng lợi.
Chính vì nhìn ra hướng đi không thể khác này, nên ông Hưởng cực kỳ quan tâm đến các giải pháp giúp phòng bệnh và cải thiện nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị và xử lý. Bởi ông hiểu rằng, chi phí điều trị bệnh sẽ tốn kém hơn rất nhiều việc phòng và lại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đẻ của gà và chất lượng trứng.
Vacxin được ông Hưởng coi là “con đê ngăn lũ” dịch bệnh hiệu quả nhất với nuôi gà trứng hiện nay nên không bao giờ ông Hưởng bỏ và lơ là bất cứ loại vacxin nào được khuyến cáo.
Với kinh nghiệm nuôi gà trứng 15 năm, quy mô đàn gà trứng trong chuồng luôn ổn định 10.000 - 15.000 mái, đã thử và trải nghiệm nhiều loại vacxin nhưng giờ ông Hưởng chỉ tin dùng hãng vacxin Medivac, hiệu con gà che ô của Thú y xanh. Hiện tại, ông đang dùng gần như đầy đủ bộ vacxin này.
Còn về an toàn sinh học và giúp giảm thiểu kháng sinh, ông Hưởng tâm đắc nhất là sản phẩm ALL-ZYM. “Cái All-zym này hay lắm! Từ ngày dùng nó vào chuồng gà không còn hôi thối nữa. Vệ sinh đảm bảo nên gà ăn tốt, ít bệnh, chỉ việc đẻ”, ông chia sẻ.
Theo các chuyên gia chăn nuôi, thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, gà đẻ vốn rất nhạy cảm với các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất trứng. Nhất là khí hậu miền Bắc vào thời điểm giao mùa hay hanh khô, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao cộng với khi thức ăn không được tiêu hóa triệt để dẫn đến dư thừa, tạo phân nhiều mùi, hôi, hàm lượng NH3 trong chuồng tăng cao sẽ làm gia tăng các vấn đề về hô hấp cho gà.
Vì vậy, các chế phẩm gồm Probiotic (Men sống) và Prebiotic (Enzym, acid hữa cơ) như sản phẩm All-Zym mà ông Hưởng đang dùng là giải pháp cứu cánh cho những trang trại mà tiểu khí hậu chuồng nuôi kém, giúp tối ưu hóa khả năng tiêu hóa thức ăn, hạn chế tiêu chảy và giảm mùi hôi chuồng nuôi, giúp trại xây dựng định hướng hệ thống VietGAHP và Organic
Chính bởi hạn chế được tiêu chảy nên trại gà Ai Cập của ông Hưởng hầu như không phải dùng kháng sinh, trứng đủ điều kiện bán vào các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, trứng luôn được giá và ổn định đầu ra, là lợi thế mang lại lợi nhuận tốt hơn cho trang trại.
Theo Nguyên Huân/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nuoi-ga-de-trung-kho-ma-de-d278853.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã