Học tập đạo đức HCM

Phát triển chăn nuôi bò thị cao sản-Hướng đi hiệu quả và bền vững

Thứ sáu - 14/08/2020 23:34
Với định hướng chăn nuôi bền vững, đạt hiệu quả cao, thời gian qua chất lượng đàn bò nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được nâng cao rõ rệt, đặc biệt, việc phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
Nuôi bò thịt chất lượng cao tại xã Minh Châu, huyện Ba Vì. Ảnh: Thiện Tâm.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, hiện nay , tổng đàn bò thịt, bò sinh sản tính đến tháng 8/2020 trên địa bàn toàn Thành phố là 130 nghìn con. Đàn bò thịt, sinh sản tại 39 xã, vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm là 38.307 con/18.143 hộ, trong đó bò cái sinh sản 23.233 con. 92 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư với tổng đàn bò 2.422 con. Tiêu biểu có một số hộ chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản điển hình như hộ ông Vũ Kim Lâm  (Thuần Mĩ – Ba Vì): 90 con; ông Trần Văn Thắng (Thọ An-Đan Phượng) chăn nuôi thường xuyên 120 con, công suất chuồng nuôi 250 con; ông Đặng Đình Hậu (Lam Điền – Chương Mỹ): 53 con.

Bên cạnh đó, Hà Nội có cơ cấu đa dạng với nhiều giống bò chất lượng cao như 65% bò lai Zebu, gần 30% bò lai hướng thịt (Angus, Droughmasster, Wagyu, BBB….), bò vàng địa phương còn gần 5%. Đàn bò được phát triển giống theo 3 nhóm chiến lược: Chuyên thịt (F1, F2, BBB), chuyên thịt chất lượng cao (F1 Wagyu), kiêm dụng (lai Brahaman, Chalorais, Angus…).

Hiện nay, người chăn nuôi bò thịt đã chủ động được nguồn giống cung cấp cho chăn nuôi thương phẩm của Thành phố, tạo ra nguồn giống chất lượng cao, năng suất. Cùng với đó, công tác lai tạo giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được triển khai mạnh trên địa bàn Thành phố, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đối với bò thịt đạt trên 80%. Tổng số bê sinh ra từ phương pháp hàng năm khoảng 60.000 con.  Chính vì thông qua công tác lai tạo giống vật nuôi nên chất lượng đã được nâng cao, hạn chế dịch bệnh. Nhưng Hà Nội chưa tạo thành vùng chăn nuôi bò thịt công nghệ cao, cộng với giá thành bê giống cao, bán được giá nên các hộ chăn nuôi bò khi sinh ra bê bán ngay cho các tỉnh, dẫn đến tình trạng thiếu hụt đàn bò cái nền sản xuất.

Một số địa phương vẫn còn tập quán chăn nuôi lạc hậu, đa phần nhỏ lẻ, chưa tiếp cận, nhận thức rõ lợi ích cải tạo, nâng cao giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo mà vẫn áp dụng phương thức phối giống dẫn đến năng suất thấp, chất lượng chưa cao.

Bàn về vấn đề này, ông Tăng Xuân Lưu, Giám đốc Trung tâm Bò và Đồng cỏ Ba Vì  cho biết, để phát triển bền vững chăn nuôi bò thịt, thành phố Hà Nội nên đi theo con đường phát triển đàn bò thịt chất lượng và làm giống. Đặc biệt, trong đó cần lưu ý 4 điểm quan trọng, trước hết là để có đàn bò chất lượng thì phải tiếp tục cải tạo đàn bò cái nền; xây dựng thương hiệu bò thịt Hà Nội thông qua tuyên truyền; đồng thời phải làm được cuộc cách mạng trong chăn nuôi bò thịt chỉ khi thành công trong cách mạng chế biến thức ăn TMR, TMF. Lúc đó, dù người nông dân không cần có ruộng vẫn hoàn toàn nuôi được bò thịt. Đặc biệt, do hiện nay xuất hiện nhiều bệnh mới và chủng mới của nhiều loại bệnh thông thường trên bò thịt nên ngành Thú y cần sát sao theo dõi, nghiên cứu them để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi bò thịt.

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Hà Nội là địa phương tiên phong đưa giống mới vào sản xuất, như giống bò BBB được triển khai rất thành công và đã lan tỏa sang các tỉnh khác. Nhưng chất lượng giống tốt thế nào thì việc vỗ béo bò là cấp thiết. Đối với bò F1BBB do lượng cơ gấp đôi so với bò bình thường, nên đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng protein thô cao ở mức 13%-16% là phù hợp nhất.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, trong thời gian tới Thành phố sẽ tiếp tục cải tạo, duy trì đàn bò cái nền, hạn chế tình trạng người dân bán bò sinh sản sang các tỉnh lân cận, khiến đàn bò không tăng được.  Bên cạnh đó sẽ chú trọng hình thành các vùng chuyên canh cho chăn nuôi bò thịt và ứng dụng công nghệ trong chế biến thức ăn, hướng tới sản xuất thức ăn hỗn hợp TMR và TMF. Đồng thời Thành phố sẽ quan tâm hơn đến vấn đề đề xử lí môi trường; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo và đào tạo lại cho dẫn tinh viên; xây dựng thương hiệu thịt bò Hà Nội; phát triển các chuỗi thịt bò… để phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi bò thịt.

Hiện nay, Sở NN&PTNT đã định hướng vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai) để phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Vùng bãi bồi ven sông như: Sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Tích để tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, nuôi bò thịt chất lượng. Phấn đấu đến năm 2025 đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo đến 90% tổng đàn, trong đó lai tạo giống bò cao sản chiếm 45%.  Đối với công tác giống bò, tăng cường phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống bò thịt năng suất chất lượng cao: BBB phân ly giới tính đực, Senepol, Wagyu… để nhằm cải tiến nhanh chất lượng đàn bò.

Theo Thiện Tâm/thanglon.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay35,938
  • Tháng hiện tại266,642
  • Tổng lượt truy cập92,644,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây