Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất cây có múi gắn với phát triển công nghiệp chế biến

Thứ sáu - 06/11/2020 00:39
Ngày 6/11, tại Bắc Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang tổ chưc Hội thảo: Giải pháp phát triển bền vững cây có múi tại các tỉnh phía Bắc.
dsc_1340.JPG
Các đại biểu tham dự Diễn đàn.
 

 
Giá trị xuất khẩu cây có múi năm 2019: 47,5 triệu USD
 
Theo Lãnh đạo Cục Trồng trọt, diện tích, sản lượng cây có múi cả nước liên tục tăng trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao; trong đó tại phía Bắc, trong 10 năm từ 2009 đến 2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về diện tích (tương ứng 7,3 nghìn ha/năm), 12,5%/năm về sản lượng (69,4 nghìn tấn/năm).
 
Cây có múi hiện là nhóm cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất trong sản xuất cây ăn quả nước ta nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng.
 
dsc_1333.JPG
Ông Kim Văn Tiêu, Phó GĐ TT Khuyến nông Quốc gia.

Cam và bưởi hiện có diện tích lớn nhất trong sản xuất cây có múi nước ta (khoảng 38% mỗi loại), tiếp theo là chanh (15,1%) và quýt (8,6%). Riêng tại phía Bắc, diện tích trồng cam chiếm gần 45,6%, bưởi chiếm 40,2%, quýt 7,4% và chanh 7,9% trong cơ cấu diện tích cây có múi toàn vùng.
 
Tổng giá trị xuất khẩu quả có múi từ năm 2015 liên tục tăng, từ 16,5 triệu USD lên hơn 71,4 triệu USD năm 2017 và 47,5 triệu USD năm 2019; trong đó sản phẩm chủ yếu là chanh, tiếp đến là bưởi.
 
Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, cho đến nay nhiều TBKT đã được nghiên cứu, áp dụng thành công trong sản xuất cây có múi như tưới tiết kiệm nước, tưới nước kết hợp bón phân qua hệ thống tưới đã và đang được quan tâm bước đầu tại một số địa phương, cho hiệu quả rõ rệt làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng năng suất, chất lượng quả và tăng lợi nhuận.
 
Kỹ thuật thụ phấn bổ sung khắc phục hiện tượng ra hoa nhưng không đậu quả, đã và đang được phổ biến trong sản xuất với quy mô diện tích hàng nghìn ha (tại một số vùng trồng bưởi tập trung Phú Thọ, Hà Tĩnh).
 
Kỹ thuật bao trái, sử dụng bẫy bả sinh học cho vườn cây có múi, làm màn cho cam (Khe Mây - Hà Tĩnh)... hạn chế phun thuốc trừ sâu và ruồi đục quả, đảm bảo ATTP.
 
Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống (bột ngô, đậu tương, bột cá,...) được nhiều vườn hộ quan tâm áp dụng tại các tỉnh phía Bắc, làm tăng năng suất, chất lượng, ATTP quả có múi.
 
Lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng cho biết, về định hướng phát triển cây có múi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Triển khai thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Quyết định 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 Phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
 
Phát triển sản xuất cây ăn quả có múi nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng các giống đặc sản địa phương, có lợi thế cạnh tranh cao ở từng địa phương.
 
Tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), 100% sản phẩm vùng tập trung đảm bảo ATTP, có mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
 
Nâng cao tỷ lệ sản phẩm được chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ), chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa.
 
Phát triển sản xuất cây có múi (đặc biệt là cam) gắn với phát triển công nghiệp chế biến.
 
Áp dụng các tiến bộ mới về giống, kỹ thuật sản xuất
 
Tham gia buổi Hội thảo, Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50.465 ha cây ăn quả các loại, với nhiều loại cây ăn quả có thế mạnh như: vải, nhãn, na và cây có múi... Trong đó vải là cây trồng chính với diện tích khoảng 28.126 ha, sản lượng hàng năm đạt 150 - 190 nghìn tấn; cây nhãn khoảng 3.222 ha, sản lượng khoảng 20 nghìn tấn; na khoảng 2.100 ha, sản lượng khoảng 16.000 tấn và cây có múi khoảng 10.803 ha, sản lượng đạt trên 80.000 tấn.
 
Đối với cây ăn quả chính tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây sản xuất vải, nhãn, na có xu hướng duy trì ổn về diện tích, nâng cao về chất lượng, giá trị, thì cây có múi được người dân trồng, phát triển mở rộng.
 
dsc_1346.JPG
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Giang Lê Bá Thành

Năm 2013, diện tích cây ăn quả có múi khoảng 1.800 ha, đến nay diện tích có khoảng 10.803 ha (trong đó cam 5.100 ha, bưởi 5.300 ha). Tính đến nay, diện tích cây ăn quả có múi tăng 600%. Diện tích cây có múi được cấp GCN VietGAP 1.850ha chiếm 17% tổng diện tích. Các đối tượng cây có múi được lựa chọn trồng phát triển chủ yếu là: Bưởi Diễn, bưởi Da xanh, cam Đường Canh, cam Vinh ngoài ra còn có Bưởi đỏ Luận Văn, Tân Lạc, bưởi Hoàng; cam V2, cam CS1... Hiện nay, 4 đối tượng chính là bưởi Diễn khoảng 3.500 ha; bưởi Da xanh khoảng 700 ha; cam Đường Canh khoảng 2.500 ha; cam Vinh khoảng 2.000 ha..., chiếm trên 80% diện tích cây có múi của tỉnh. Theo ước tính, giá trị cây ăn quả có múi khoảng 1.400 tỷ đồng.
 
Theo Lãnh đạo Sở NN&PTNT Bắc Giang cho biết, đến nay, diện tích cây có múi (cam, bưởi) đã tăng lên 10.803 ha (tăng 7.000 so với năm 2016). Hiệu quả kinh tế cho 01 ha cây có múi cho doanh thu trên 500 triệu/ha/năm, lợi nhuận thu được trên 350 triệu/ha/năm (cao gấp 7-10 lần so với trồng lúa). Một số mô hình chuyển đổi điển hình như mô hình chuyển đổi cây có múi tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn chuyển đổi 100% diện tích lúa sang trồng cây có múi, với tổng diện tích 363 ha, trong đó chuyển đổi từ đất trồng lúa trên 100 ha. Thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác của xã đạt 380 triệu/ha/năm.
 
Đạt được kết quả trên, ngoài sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, ngành, sự tích cực trong công tác hướng dẫn chỉ đạo sản xuất của cán bộ chuyên môn; thì yếu tố quan trọng là người dân đã rất nhanh nhạy trong tìm tòi, thử nghiệm áp dụng các tiến bộ mới về giống, kỹ thuật sản xuất... từ đó đã lựa chọn được những cây trồng có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương mình. Thực thế sản xuất cho thấy, sản xuất cây ăn quả có múi cho thu nhập cao hơn trồng lúa hàng chục lần, khoảng 500- 800 triệu đồng/ha/năm, những hộ canh tác tốt cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết thêm.
 
Ứng dụng sản xuất và chăm sóc sản phẩm hoa quả theo tiêu chuẩn VietGAP
 
Giám đốc HTX Nông nghiệp Sản xuất & Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân tại thôn Kép 1, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang chia sẻ, Hợp tác xã Hồng Xuân chúng tôi là đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng tạo ra sản phẩm an toàn, trong đó chúng tôi tập trung sản xuất cam bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP.
 
HTX Hồng Xuân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ nông ngiệp và chăn nuôi, trong đó có 02 hoạt động chính là sản xuất trái cây và cung cấp giống cây trồng, vật nuôi. Tiền thân của HTX là Câu lạc bộ VAC gồm những thành viên là những người có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật trong trồng, chăm sóc cây ăn quả và chăn nuôi, có cùng chí hướng phát triển kinh tế hộ gia đình theo quy mô lớn.
 
Giám đốc HTX Hồng Xuân cho biết thêm, với thế mạnh là đơn vị nằm trong địa bàn của tập đoàn cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, được thiên nhiên ưu đãi cho thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các loại cây ăn quả. Đặc biệt, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhiều mặt của các ban ngành của tỉnh tạo điều kiện cho xã viên HTX Hồng Xuân được tiếp nhận, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất các loại trái cây.
 
Để có được sản phẩm chất lượng cao chúng tôi đã áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt được áp dụng nghiêm ngặt trên cây cam, bưởi... tạo ra sản phẩm cam, bưởi Lục Ngạn an toàn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường trong và ngoài nước.
 
dsc_1371.JPG
Giám đốc HTX Hông Xuân ông Nguyễn Văn Dũng

HTX đã định hướng cho các thành viên HTX sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, từ năm 2010, 100% cán bộ, xã viên HTX áp dụng sản xuất và chăm sóc sản phẩm hoa quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2013, HTX đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
 
Hiện nay, toàn bộ hoa quả của HTX đã được phân phối và cung cấp vào siêu thị. Năm 2019, HTX Hồng Xuân có 2 sản phẩm đạt OCOP đó là vải thiều đạt 4 sao và cam ngọt đạt 3 sao. Trong thời gian tới, HTX chúng tôi phấn đấu các sản phẩm hoa quả mang thương hiệu Hồng Xuân đều đạt OCOP trong tương lai không xa, Giám đốc HTX Hồng Xuân cho biết thêm.
 
Để thực hiện định hướng chiến lược trên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Hoạt động xúc tiến thương mại hằng năm của chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, cấp ủy, chính quyền trong huyện, trong đó trực tiếp là Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh, Liên minh HTX tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lục Ngạn.
 
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, người trồng trọt phải thực hiện cuộc cách mạng trồng trọt giống như Chương trình NTM, phải làm sao người trồng trọt từ yêu cầu thành nhu cầu, từ phải làm thành được làm, từ hy vọng thành khát vọng, có như vậy ngành trồng trọt mới phát triển.
 
Trong lĩnh vực trồng trọt không thể không nói đến ứng dụng KHKT để bảo đảm mọi sản phẩm trong lĩnh vực đều được KHKT ứng dụng, thu lại kinh tế cao,
 
Ông Tiêu cũng cho biết thêm, sản xuất sản phẩm phải đạt được 4 tiêu chí: Xanh, sạch, thông minh và nhân văn.
 
Trong đó Xanh thân thiện môi trường, gần môi trường, sản xuất theo sinh thái phù hợp; Sản phẩm thông minh là sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện việc chăm sóc sản phẩm, kiểm tra truy soát nguồn gốc sản phẩm, nhu cầu của ngừi tiêu dùng cũng mong muốn có sản phẩm như vậy; Nhân văn sản phẩm phải tôn trọng luật pháp, bảo vệ môi trường.
 

Nguồn tin: Ngọc Thúy/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập927
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,445
  • Tổng lượt truy cập93,140,109
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây