Trò chuyện với PV Dân Việt, anh Đinh Văn Minh (SN 1979, ở xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Gia đình tôi trồng mướp đắng trên diện tích 4.000 m2 đất. Nhờ có bí quyết riêng, mỗi năm vườn mướp đắng cho quả to, đẹp, đem bán thu lãi hàng trăm triệu".
Theo anh Đinh Văn Minh, trước đây anh cùng với vợ là chị Rơ Mah H'Lý (SN 1985) làm vườn ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) gần 20 năm. Năm 2018, công việc không thuận lợi, anh Minh cùng vợ "khăn gói" về quê anh ở xã Sơn Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình).
Ban đầu vợ chồng anh Minh trồng cây keo trên diện tích 4.000 m2 nhưng không hiệu quả kinh tế. Anh Minh dần chuyển hướng sang trồng cây mướp đắng.
Đầu năm 2019, anh Đinh Văn Minh chuyển đổi 2.000 m2 đất trồng keo sang trồng thử nghiệm mướp đắng. Sau một năm, vườn mướp đắng cho thu hoạch đạt năng suất cao. Trồng mướp đắng, anh Minh thấy mướp đắng rất hợp đất, sinh trưởng tốt nên anh Minh quyết định tăng diện tích.
Đầu năm 2020, mảnh vườn 4.000 m2 anh Minh không còn trồng cây keo nữa mà chuyển hẳn sang trồng toàn mướp đắng.
Anh Minh vay mượn tiền của anh em trong gia đình đầu tư làm giàn lưới và hệ thống phun tưới tự động, theo hướng áp dụng công nghệ cao, sạch, an toàn.
Anh Đinh Văn Minh chia sẻ với phóng viên Dân Việt: "Trồng mướp đắng đòi hỏi người trồng phải chăm chỉ, muốn hiệu quả phải làm giàn cao và thoáng để cây leo lên, lan rộng đón ánh nắng mặt trời. Quan trọng nhất là phải cung cấp đủ nước tưới thường xuyên cho cây mướp đắng. Về mùa đông phải ủ rơm, cỏ vào gốc rồi tưới nước để giữ độ ấm cho cây mướp đắng".
"Bữa nay trồng mướp đắng hay nuôi trồng cây con gì cũng phải đặt mình vào người tiêu dùng. Tôi cũng vậy, đầu tiên tôi nghĩ đến là phải trồng mướp đắng theo hướng hữu cơ, tức là chỉ bón phân hữu cơ và xử lý sâu bệnh bằng phương pháp sinh học....", anh Minh chia sẻ.
Theo anh Minh, bí quyết đuổi sâu, ruồi vàng không p=phá mướp đắng là treo các túi chứa viên long não, treo khoảng 2 ngày là tháo ra, cách vài ngày rồi treo lại. Bên cạnh đó, anh = còn sử dụng hành, tỏi, ớt, cây thuốc lá ngâm với rượu để phun xịt phòng trừ sâu bệnh...
Theo anh Đinh Văn Minh, mướp đắng được vợ chồng anh xuống giống từ tháng 9 hàng năm. Mỗi hàng mướp đắng được trồng cách nhau 3m, sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng là cho thu hoạch. Thời gian cây mướp đắng thu hoạch kéo dài trong 3 tháng.
Hiện, gia đình anh Minh đang bước vào vụ thu hoạch mướp đắng, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 20.000 đồng/kg.
Từ đầu vụ đến nay, gia đình anh Minh đã xuất bán được 7 tấn mướp đắng. Ước tính sản lượng mướp đắng vụ này của gia đình anh trên 10 tấn.
Anh Đinh Văn Minh cho hay, mỗi năm gia đình anh trồng được 2 vụ mướp đắng, bình quân hàng năm anh thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ trồng mướp đắng. Thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng mướp đắng.
"Mô hình trồng mướp đắng của anh Đinh Văn Minh là mô hình trồng mướp đắng đầu tiên trên địa bàn xã theo hướng nông nghiệp sạch, có quy mô và hiệu quả lớn. Thời gian tới Hội Nông dân xã sẽ tuyên truyền nhân rộng mô hình cho bà con nông dân trên địa bàn xã", ông Nguyễn Quyết Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Theo Hoàng Anh/danviet.vn
https://danviet.vn/quang-binh-vuon-trong-thu-cay-ra-trai-qua-troi-treo-lung-lang-dep-nhu-phim-ong-chu-co-chieu-duoi-sau-la-doi-20210420171910584.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã