Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh – “mảnh đất vàng” phát triển nông nghiệp thông minh [Bài 3]: Đột phá chăn nuôi gia súc lớn

Thứ ba - 17/11/2020 23:58
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, tập trung quy mô lớn và phát triển theo mô hình chuỗi sản phẩm chăn nuôi là mô hình bền vững được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.

Mô hình chăn nuôi “hội tụ và lan tỏa”

Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã đưa ra chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020, trong đó chỉ tiêu phát triển đàn bò thịt đạt 12,5 triệu con. Trên thực tế, sản lượng bò thịt của cả nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

 “Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi, do điều kiện thiên nhiên phù hợp, quỹ đất dành cho phát triển chăn nuôi còn nhiều. Việc đầu tư dự án Trang trại bò thịt, bò giống Phú Lâm tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái có tính khả thi cao”, ông Nguyễn Hữu Giang, nguyên GĐ Sở NN-PTNT Quảng Ninh, nhớ lại.

Sở NN-PTNT Quảng Ninh đưa giải pháp xây dựng mô hình “hội tụ” là “Trang trại kiểu mẫu”, sau đó sẽ lan tỏa, mở rộng mạng lưới chăn nuôi “hộ gia đình” và các “Hợp tác xã chăn nuôi” trong vùng dự án.

Chăn nuôi bò sữa ở TX Đông Triều (Quảng Ninh). Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Chăn nuôi bò sữa ở TX Đông Triều (Quảng Ninh). Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Mục đích của Quảng Ninh là khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, từ khâu giống, chăn nuôi, chế biến sữa.

“Đồng thời phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu con giống có chất lượng cao cho việc phát triển chăn nuôi trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa chăn nuôi bò sữa, bò thịt trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh. Tạo sự gắn kết giữa nhà máy và người chăn nuôi, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, ông Giang cho hay.

Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH Phú Lâm là đơn vị được tỉnh Quảng Ninh chọn để thực hiện dự án.

Hoàn thiện chuỗi sản phẩm khép kín từ chăn nuôi

Được coi là một dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, dự án “Chăn nuôi bò thịt và bò giống” của Công ty Phú Lâm được đánh giá tạo nên bước ngoặt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững, tập trung quy mô lớn.

GĐ Công ty, ông Phạm Hữu San cho biết: “Đây là dự án về nông nghiệp có tổng mức đầu tư lớn nhất, được sự ủng hộ của nhân dân địa phương và các cấp lãnh đạo, thể hiện ở thời gian duyệt cấp phép chỉ trong 3 giờ. Quy mô hiện tại của dự án đạt 15-17 nghìn bò/lượt. Với chu kỳ chăn nuôi trung bình khoảng 4 tháng/chu kỳ thì hằng năm, trang trại sẽ cung cấp khoảng 45-50 nghìn bò”.

Chăn nuôi bò tại Công ty TNHH Phú Lâm, TP Móng Cái (Quảng Ninh). Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Chăn nuôi bò tại Công ty TNHH Phú Lâm, TP Móng Cái (Quảng Ninh). Ảnh: Nhóm PV Đông Bắc.

Chiều 15/5/2018, Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) lần đầu tiên tiếp nhận tàu biển vận tải động vật sống được nhập khẩu vào Việt Nam. Tàu MV Dareen có chiều dài 140m, trọng tải 13 nghìn tấn; xuất phát từ Australia để chuyển 4.029 con bò thịt tới trang trại chăn nuôi của Công ty Phú Lâm, tại thành phố Móng Cái.

Sự kiện tàu chở bò thịt cập cảng Cái Lân không chỉ cho thấy cảng nước sâu này đã mở rộng thêm mảng dịch vụ vận chuyển vật sống, mà còn là minh chứng cho việc kết nối phát triển đa ngành (giữa nông nghiệp và vận tải đường biển), khép kín chuỗi dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngay khi trang trại Phú Lâm được chứng nhận ESCAS của Bộ Nông nghiệp Australia, các đối tác là Công ty Phoenix - Harmony, LSS, Purcell đã cùng ký hợp đồng nguyên tắc cung ứng bò thịt chất lượng tốt từ Australia, hướng dẫn và chuẩn hóa quy trình chăn nuôi, thú y...

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác thúc đẩy nông nghiệp giữa Việt Nam và Australia, các đối tác cũng thúc đẩy việc phát triển cơ sở giết mổ, chế biến và bảo quản thịt theo tiêu chuẩn xuất khẩu để hoàn thiện chuỗi sản phẩm từ bò thịt.

Số bò thịt 4.029 con, được tàu MV Dareen giao tại Cảng Cái Lân đợt này có giá trị hơn 6 triệu USD được Công ty TNHH Phú Lâm chăn nuôi, phục hồi, vỗ béo rồi cung cấp cho các lò mổ đạt tiêu chuẩn ESCAS của Australia.

Đầy tự tin trước một dự án lớn, ông San nói “Việt Nam còn đang phải nhập khẩu thịt bò Úc. Thị trường đầu ra vẫn còn đang rất thiếu. Vì thế, với quy mô sản xuất khoảng 45-50 nghìn bò/năm, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể cung ứng được tốt cho thị trường trong nước với giá cả cạnh tranh”.

Với quỹ đất dự án là hơn 1.000 ha, công ty đã xây dựng hạ tầng chuồng trại đáp ứng sức chứa tại chỗ khoảng 20 nghìn con bò, hạ tầng chăn nuôi và xử lý thải đáp ứng theo tiêu chuẩn của Úc. Song song với việc tự phát triển 300 ha đồng cỏ, dự án còn thúc đẩy khuyến nông, phối hợp với người dân để tạo nên 1.000 ha vùng nguyên liệu thức ăn cho đàn bò.

Ông San cho biết, doanh nghiệp cũng đang tính đến xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt bò Úc được nuôi tại trang trại Phú Lâm. Trong đó, với lợi thế sát biên giới Trung Quốc, việc xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này có rất nhiều tiềm năng.

Trong thuyết trình dự án đầu tư vào nông nghiệp lớn nhất Quảng Ninh này, Cty Phú Lâm cho biết: Mục đích của dự án là hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao con giống tốt, công nghệ chăn nuôi hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả. Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Quảng Ninh cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn nuôi bò thịt. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ chăn nuôi hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ chăn nuôi gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng đáng kể thực phẩm: Thịt bò có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu con giống có chất lượng cao cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt của vùng.

Theo Nhóm PV Đông Bắc/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bai-3-dot-pha-chan-nuoi-gia-suc-lon-d278121.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,092,079
  • Tổng lượt truy cập92,265,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây