Cây trồng vụ xuân bảo đảm sinh trưởng tốt, kịp tiến độ. Ảnh: Thiện Tâm. |
Theo Sở NN&PTNT, đến nay, vụ Đông đã hoàn thành công tác thu hoạch cây trồng, diện tích cây vụ Đông trên địa bàn ước đạt 28,2 nghìn ha, bằng 98,3% so với cùng kỳ. Đối với sản xuất vụ Xuân, theo thống kê sơ bộ của Cục Thống kê, hiện nay toàn Thành phố đã gieo trồng được 84,934 ha lúa Xuân, bằng 97,75% so với cùng kỳ năm trước; 3.397 ha ngô bằng 94,9% so với cùng kỳ năm trước…
Hiện nay, lúa và cây màu cây vụ Xuân đã trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt. Cây lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, diện tích rau màu vụ Xuân cũng đã trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Rau vụ Xuân đang cho thu hoạch khoảng 3 nghìn ha, diện tích này đang cho thu hoạch gối theo lứa, chủ yếu các loại rau như cà chua, khoai tây, cải các loại, rau ăn lá ngắn ngày… Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 ha - 250 ha rau cho thu hoạch, cung ứng cho thị trường khoảng 2.000 tấn - 2.200 tấn rau xanh các loại, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân Thủ đô.
Bên cạnh đó, diện tích rau an toàn của Hà Nội hiện có 5.000 ha, diện tích này đang cho thu hoạch khoảng 2.000 ha, hằng ngày cung ứng ra thị trường 450 tấn/ngày. Trong đó có 40 mô hình chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ rau hiện có, áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) cung cấp sản lượng rau khoảng 140 tấn/ngày.
Vụ Đông năm 2021 diện tích gieo trồng giảm 1,7% so với vụ Đông năm trước. Nguyên nhân do hiệu quả kinh tế thấp nên người nông dân không mở rộng diện tích, đồng thời đầu vụ mưa nhiều đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng.
Vì vậy, trong 9 tháng cuối năm, để bảo đảm các chỉ tiêu phát triển đã đề ra, trong đó diện tích cây trồng hằng năm khoảng 231,3 nghìn ha (lúa là 162,8 nghìn ha, sản lượng lúa khoảng 946,5 nghìn tấn); diện tích cây lâu năm khoảng 24,9 nghìn ha... Sở NN&PTNT đề nghị các đơn vị trực thuộc và các địa phương tiếp tục gieo trồng cây rau màu đảm bảo diện tích và kịp thời vụ. Chú ý đảm bảo đủ nước để tưới dưỡng cho lúa xuân và rau màu vụ xuân. Đặc biệt chăm sóc tốt cho lúa, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại, tổ chức phòng trừ kịp thời những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao.
Đối với vụ mùa và vụ Đông cần tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công tác an toàn thực phẩm trong sản xuất. Công tác chỉ đạo cần cụ thể, quyết liệt cho phù hợp, bám sát tình hình sản xuất, các địa phương phải coi đây thực sự là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên. Đẩy mạnh kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn để bảo đảm chất lượng, chủng loại giống, vật tư phục vụ cho sản xuất. Coi trọng phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng, làm tốt công tác dự tính, dự báo. Tăng cường việc phối hợp với các đơn vị trong ngành nông nghiệp về việc chỉ đạo triển khai, xây dựng các mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong sản xuất lúa, cây rau màu ngắn ngày, trong đó tập trung vào các giống lúa chất lượng cao đạt trên 60% diện tích gieo trồng; tập trung ở các huyện Ứng Hòa, Ba Vì, Thường Tín, Thạch Thất… hay tập các giống ngắn ngày, trung ngày như đậu tương, ngô thực phẩm...
Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn
https://thanglong.chinhphu.vn/san-xuat-gieo-trong-bao-dam-sinh-truong-phat-trien-tot
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã