Học tập đạo đức HCM

Sâu bệnh hại lúa Đông xuân tăng cao, Bộ NN&PTNT họp trực tuyến khẩn

Thứ hai - 06/04/2020 20:55
Hơn 84.000 ha lúa Đông xuân sớm ở các tỉnh Bắc Trung bộ đã trỗ, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông đều có mức tăng cao bất thường. Trong khi đó, với nhiệt độ 23-25 độ C và ẩm độ cao kéo dài thì nguy cơ trà lúa chính vụ Đông xuân nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông sẽ rất cao.

Đang trong thời điểm cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội, sáng 7/4, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến: "Tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trong vụ Đông xuân tại các tỉnh, thành phố phía Bắc" cho thấy rõ tính cấp bách của việc phòng ngừa sâu bệnh, đặc biệt với các trà lúa vụ Đông xuân.

 
sau benh hai lua dong xuan tang cao, bo nn&ptnt hop truc tuyen khan hinh anh 1

Với nhiệt độ 23-25 độ C và ẩm độ cao kéo dài thì nguy cơ trà lúa chính vụ Đông xuân nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông sẽ rất cao.. Ảnh: I.T

Năm nay, các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế - trở ra) gieo cấy trên 1,1a triệu hecta lúa Đông xuân, trong đó vùng Bắc Trung bộ có khoảng 351.000ha, vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc có khoảng 755.000ha.

"Đây là vụ lúa  có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sản lượng lương thực của vùng trong cả năm" – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Đến nay, các trà lúa đều sinh trường và phát triển tốt. Tuy nhiên, thời tiết vụ Đông xuân 2019-2020 đang có những diễn biến khó lường. Từ cuối tháng 3 đến nay có mưa nhỏ, ẩm độ cao liên tục là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật gây hại bùng phát, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, thậm chí là bệnh bạc lá trong vụ Đông xuân.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, ở vùng Bắc Trung bộ lúa Đông xuân sớm đã trỗ hơn 84.000ha, trà lúa chính vụ dự kiến trỗ từ 5-20/4/2020 sẽ có nguy cơ rất cao bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại nặng nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh (nhiệt độ 23-25 độ C và ẩm độ cao kéo dài).

Thực tế, diện tích lúa Đông xuân ở khu vực này bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông đang tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, hiện có hơn 3.600ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, tăng 178% so cùng kỳ năm trước trong khi diện tích phòng trừ bệnh là 3.255 ha.

Đáng chú ý, diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông là 204ha, tăng 283% so cùng kỳ năm trước và diện tích phòng trừ là 20.308 ha. Cùng với đó, có 4.281ha lúa Đông xuân nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, tăng 115% so cùng kỳ năm trước. Hơn 865ha bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, giảm 41,15% so cùng kỳ năm trước.

Ở vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, bệnh đạo ôn lá sẽ bùng phát và gây hại nặng trên giống nhiễm từ đầu đến giữa tháng 4 và là nguồn bệnh gây hại trên cổ bông cho các trà lúa trỗ trong tháng 4 đến trung tuần tháng 5.

"Bệnh gây hại trên lá, cổ lá đòng ở hầu hết các tỉnh trong vùng trên các giống nhiễm: BC15, J02, TBR225, nếp thơm… tỷ lệ phổ biến 1-5%, cao 10-20%, cá biệt 70-80% số lá" – Cục BVTV thông tin.

Trong khi đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 sẽ gây hại trên diện rộng với mật độ cao ở nhiều tỉnh, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ giữa đến cuối tháng 4. Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 sẽ phát sinh và gây hại từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.

Hiện tại, diện tích lúa Đông xuân khu vực này bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 1 là 1.156 ha, tăng 1.043 ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 5.662 ha, tăng 5.568 ha so cùng kỳ năm trưowcs và diện tích phòng trừ 10.807 ha.

Để bảo vệ tốt các trà lúa vụ Đông xuân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên Huế trở ra và các cơ quan thuộc Bộ chủ động chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 2380/CT-BNN-BVTV ngày 3/4/2020 về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại trên lúa Đông xuân ở các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh các tỉnh, thành phố phía Bắc và các cơ quan liên quan cần tập trung theo dõi các loại sinh vật gây hại chủ yếu trên các cây trồng khác như: sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh khảm lá sắn, châu chấu tre lưng vàng, châu chấu sa mạc… Đồng thời, xử lý ngay khi mới xuất hiện, không để phát triển thành dịch.

Các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại lúa Đông Xuân

Vùng Bắc Trung bộ:

- Bệnh đạo ôn lá: Hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng thuốc BVTV có hoạt chất Isoprothiolane, Tricyclazole, Fenoxanil, Azoxystrobin, Difenoconazole, ...

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tập trung chỉ đạo phòng, chống bệnh đạo ôn cổ bông trên trà lúa trỗ từ 5-20/4/2020, đặc biệt tại Hà Tĩnh, Nghệ An. Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng để điều tra diến biến phát sinh, gây hại của bệnh, hướng dẫn nông dân phun phòng bệnh khi lúa trỗ 5%, những nơi áp lực bệnh cao phun lần 2 sau khi lúa trỗ hoàn toàn bằng các thuốc BVTV có hoạt chất nêu trên.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Hướng dẫn nông dân thực hiện phun trừ trên những diện tích có mật độ sâu non cao bằng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Indoxacarb, Chlorantraniliprole, Flubendiamide, Lufenuron,...

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Điều tra các ổ rầy nâu, rầy lưng trắng trên các trà lúa giai đoạn sau trỗ để chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng các thuốc BVTV có hoạt chất Pymetrozine, Dinotefuran, Acetamiprid, Imidacloprid, Nitenpyram, Chlorpyrifos Ethyl, Fenobucarb, ... Cần phun sớm khi rầy ở tuổi nhỏ.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc:

- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục tập trung chỉ đạo phòng, chống bệnh đạo ôn lá, nhất là trên giống nhiễm từ nay đến trung tuần tháng 4.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tăng cường điều tra, phân trà diện tích lúa trỗ theo từng thời điểm, trước hết tập trung theo dõi chặt chẽ những diện tích lúa trỗ trong tháng 4, nhất là trên giống nhiễm, những diện tích bị đạo ôn lá. Tổ chức chỉ đạo phun phòng cho diện tích này, khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại nhất thiết phải phun kép bằng thuốc BVTV nêu trên.

- Sâu cuống lá nhỏ lứa 2: Theo dõi chặt chẽ thời gian trưởng thành vũ hóa rộ (trong thời gian từ đầu đến 20/4), trên cơ sở kết quả theo dõi và sinh trưởng của lúa để xác định những diện tích cần phải phòng trừ và thời điểm phòng trừ cho phù hợp với từng địa phương (từ trung tuần đến cuối tháng 4), nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Điều tra phát dục, giám sát chặt chẽ rầy lứa 2 (từ trung tuần đến cuối tháng 4), rầy lứa 3 (trung tuần đến cuối tháng 5), căn cứ theo diễn biến của từng vùng, từng tỉnh chỉ đạo phòng trừ rầy lứa 2 kết hợp với sâu cuốn lá nhỏ lứa 2.

Nguồn tin: Khương Lực/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,389
  • Tổng lượt truy cập92,655,053
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây