Học tập đạo đức HCM

Sinh kế cộng đồng từ điểm nhìn Vân Hồ

Thứ tư - 07/10/2020 01:31
Sinh kế Cộng đồng là chương trình của Tập đoàn Central Retail với mục đích hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân Việt Nam.
Anh Vàng A Sa, Chủ nhiệm Hợp tác xã Vàng A Sa - Trưởng nhóm của dự án Vân Hồ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Anh Vàng A Sa, Chủ nhiệm Hợp tác xã Vàng A Sa - Trưởng nhóm của dự án Vân Hồ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sau 3 năm triển khai tại huyện Vân Hồ, cách thức sản xuất của 39 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (Mường, Thái, Mông) tham gia dự án Sinh kế Cộng đồng đã thay đổi theo hướng tích cực: sản xuất theo nhu cầu thị trường; canh tác tập trung, có sự hợp tác giữa các hộ nông dân, các hợp tác xã với nhau và với doanh nghiệp; biết cách xây dựng bao bì, nhãn hiệu logo “Rau an toàn Vân Hồ” và đặc biệt là hình thành phương thức đóng gói hàng chuyên nghiệp cũng như ứng dụng kỹ thuật trồng cây theo phương pháp rau an toàn và VietGAP.

Anh Vàng A Sa (bản Bó Nhàng 2, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), Chủ nhiệm Hợp tác xã Vàng A Sa - Trưởng nhóm của dự án Vân Hồ cho biết, mấy năm trước, gia đình anh vốn mưu sinh bằng nghề trồng các loại rau truyền thống trên khoảng đất 1.000 m2, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Mặt khác, canh tác trước đây chủ yếu là trồng đậu, bí… ít chủng loại, sản lượng thấp, chất lượng kém do cách thức canh tác lạc hậu, dựa theo kinh nghiệm là chính.

Sau 3 năm triển khai dự án Sinh kế Cộng đồng tại Vân Hồ, tới nay, khoảng 70% nông sản của HTX Vàng A Sa sản xuất được Central Retail tiêu thụ thông qua hệ thống GO! / Big C. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sau 3 năm triển khai dự án Sinh kế Cộng đồng tại Vân Hồ, tới nay, khoảng 70% nông sản của HTX Vàng A Sa sản xuất được Central Retail tiêu thụ thông qua hệ thống GO! / Big C. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hệ quả là đầu ra sản phẩm không ổn định do chỉ bán cho thương lái, thường xuyên bị ép giá; không tiếp cận được thị trường; sản phẩm manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung.

Cơ hội đến với Vàng A Sa khi Ban điều hành chương trình Sinh kế Cộng đồng đã chọn lựa Vân Hồ làm nơi triển khai dự án kể từ tháng 6/2018. Địa bàn Vân Hồ được chọn bởi huyện nghèo, đa số là đồng bào thiểu số sinh sống.

Từ khi tham gia dự án Sinh kế Cộng đồng, anh Vàng A Sa được cán bộ phụ trách chương trình sinh kế của Central Retail và cán bộ khoa học từ tổ chức Phi chính phủ ACIAR (Úc) hỗ trợ tập huấn về sản phẩm; được tư vấn kiến thức về thị trường, định hướng sản xuất; và được hướng dẫn trồng đa dạng các loại cây, đặc biệt là cây trái vụ cho sản lượng cao, phù hợp với khí hậu của huyện Vân Hồ.

 
Dự án sinh kế cộng đồng tại Vân Hồ đã giúp cải thiện thu nhập cuộc sống của gần 40 hộ nông dân đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dự án Vân Hồ, thu nhập của họ đã tăng 200%. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dự án sinh kế cộng đồng tại Vân Hồ đã giúp cải thiện thu nhập cuộc sống của gần 40 hộ nông dân đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dự án Vân Hồ, thu nhập của họ đã tăng 200%. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sau 3 năm triển khai dự án Sinh kế Cộng đồng tại Vân Hồ, tới nay, khoảng 70% nông sản của HTX Vàng A Sa sản xuất được Central Retail tiêu thụ thông qua hệ thống GO! / Big C - tương ứng với khoảng 250 tấn nông sản các loại (bắp cải, đậu cove, dưa chuột, bầu dài, bí đỏ, bí xanh, su hào, khoai lang ruột vàng, củ cải trắng, cải thảo…), đạt doanh thu trung bình khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng. 

Đánh giá về hiệu quả của dự án Vân Hồ, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết: “Thu nhập của họ đã tăng 200% nhờ giá trị sản xuất tăng gấp đôi nhờ sản xuất thêm rau trái vụ, tức sản xuất quanh năm thay vì chỉ 6 tháng như trước đây”.

Nông sản của bà con dân tộc thiểu số được bày bán tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hiếu.

Nông sản của bà con dân tộc thiểu số được bày bán tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hiếu.

“Thành công của dự án Sinh kế Cộng đồng tại Vân Hồ cho thấy, khi người nông dân được định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường có thể tránh rơi vào cảnh được mùa rớt giá. Như vậy, Chương trình Sinh kế Cộng đồng đã thực sự phát huy tác dụng, mở ra cơ hội thị trường và mang lại nhiều sự đổi thay cho cuộc sống của người nông dân nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng biên cương của tổ quốc”, bà Phương chia sẻ.

Đến nay, Chương trình Sinh kế Cộng đồng đã triển khai thành công 7 dự án: Sơn Hà (Quảng Ngãi), Vân Hồ (Sơn La), Bình Định (Bình Định), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Sa Pa (Lào Cai), Mường Khương (Lào Cai), Bắc Kạn (Bắc Kạn)...

 

Nguồn tin: Phạm Hiếu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,301,343
  • Tổng lượt truy cập88,656,413
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây