Học tập đạo đức HCM

Sử dụng hiệu quả rơm rạ sau thu hoạch lúa

Thứ năm - 13/05/2021 18:40
Thời điểm này, các địa phương đã bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, rơm rạ sau thu hoạch là một nguồn phân bón hữu cơ phong phú cho trồng trọt và trồng nấm. Nhiều mô hình trồng nấm thu được lợi ích kinh tế cao từ rơm rạ.
Rơm rạ, nguồn phân bón hữu cơ 
Hiện nay, bà con nông dân đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, với diện tích hàng triệu hecta, số lượng rơm rạ lên đến hàng triệu tấn. Nhiều địa phương hiện nay, sau khi thu hoạch bà con nông dân thường đốt rơm rạ ngay tại ruộng của mình.
dot-rom-2427-1579078874.jpg
Đốt rơm rạ sau thu hoạch làm ô nhiễm môi trường

Việc đốt rơm rạ này không mang lại nhiều lợi ích mà thậm chí còn làm ảnh hường môi trường, tác động trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, khói rơm rạ và nhiệt lượng do đốt rơm rạ gây ra, làm nhiệt độ khu vực đó cũng tăng lên đáng kể.
Theo tiến sĩ Trần Đình Mấn, Viện phó Viện Công nghệ Sinh học, với khoảng trên 4 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Con số này tương đương 20 triệu tấn dầu, nếu đốt bỏ sẽ gây lãng phí nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón.
Do đó, việc sử dụng rơm rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.
Tiến sĩ Mẫn cho rằng, nên sử dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân bón tốt cho đồng ruộng. "Chế phẩm vi sinh học dạng bột có chứa 12 đến 15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là các xạ khuẩn, chủng men có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ", tiến sĩ cho hay.
Trong chế phẩm vi sinh học còn có các vi sinh vật có thể chống chọi với một số bệnh cây trồng, và các vi sinh vật giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
Những mô hình trồng nấm rơm hiệu quả
Bằng vốn kiến thức kỹ sư công nghệ sinh học, anh Cao Minh Long trở về quê nhà xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu lập nghiệp với việc trồng nấm.
Tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương thích hợp với việc trồng nấm như mùn cưa, bông, rơm rạ… bước đầu cho anh Long kết quả khả quan. Hiện tại, trại nấm của anh sản xuất 2 loại nấm chính đó là nấm bào ngư và nấm rơm. Mỗi vụ nấm thu về khoảng 800 triệu đồng đã trừ mọi chi phí, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Vinh và Hà Nội.
Bên cạnh đó, anh còn giải quyết công ăn việc làm cho trên 15 lao động ở địa phương với mức thu nhập 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Trang trại của anh Hạnh tại xã Nam Khánh, huyện Yên Thành (Nghệ An) với quy mô lao động từ 10-15 người. Mỗi năm trang trại của anh Hạnh trồng hai vụ, vụ hè và vụ đông. Theo anh Hạnh, vào vụ hè gia đình anh thường trồng nấm rơm còn vụ đông thì trồng nấm mỡ, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Ngoài ra, gia đình anh còn trồng xen kẽ nấm sò bởi loại nấm này có thể trồng được quanh năm. Mỗi năm sản lượng có thể đạt trên 108 tấn, trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình anh thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng.
nấm-ông-hạnh.jpg
Khu trại trồng nấm rơm của ông Lê Văn Hạnh cho hiệu quả lợi ích kinh tế cao

Cựu chiến binh Lê Văn Hạnh (xóm Tràng Sơn, xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) quyết định đầu tư trồng nấm theo hướng hữu cơ để làm giàu và đã thành công. Hiện nay, ông Hạnh đã trồng thành công 3 loại nấm.
Bắt đầu từ năm 2015, đến nay, cơ sở sản xuất nấm của ông đã có 8 trại trồng nấm gồm nấm linh chi, nấm mộc nhĩ (nấm mèo) và nấm sò, mỗi năm cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng.
Để hoàn thiện mô hình trồng nấm, gia đình ông đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, nhà nuôi phôi, lò hấp khử trùng nguyên liệu, khu đóng gói… trên diện tích 5.000 m2.
Đây là mô hình trồng nấm hoàn toàn khép kín, sử dụng hệ thống làm mát tự động để cân đối nhiệt độ và phun sương, đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ở mức 25-30 độ C, thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất, chất lượng cao.
Sử dụng rơm rạ sau thu hoạch làm sao cho thật hiệu quả, vừa bảo vệ được môi trường, vừa phát triển được kinh tế đang là hướng đi mà nhiều nông dân lựa chọn.
Theo Ngọc Thủy (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/su-dung-hieu-qua-rom-ra-sau-thu-hoach-lua-post42438.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay9,486
  • Tháng hiện tại381,548
  • Tổng lượt truy cập92,759,212
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây