Học tập đạo đức HCM

Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030

Thứ bảy - 17/04/2021 10:48
Ngày 15/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030” (gọi tắt đề án ngành thú y) và phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu bò (VDNC).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Bà Nguyễn Thu Thuỷ đã giới thiệu đến đại biểu đại diện các bộ ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp... về những nội dung của Đề án ngành thú y với 8 khía cạnh chính. Theo đó, Đề án sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành thú y. Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp. 

Đề án cũng chú trọng nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm; quản lý thuốc thú y; nghiên cứu thú y và quản lý các dịch vụ thú y. Cùng với đó, tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Sau khi Quyết định số 414/QĐ-TTg được ban hành, ngày 1/4/2021, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ NN&PTNT ký ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCSĐ tổ chức triển khai Đề án ngành thú y. Kế hoạch đã đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ kèm theo giải pháp tương ứng với các nội dung.

Ngày 14/4/2021, Bộ NN&PTNT cũng đã có công văn đề nghị các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tập trung triển khai những nội dung thuộc Đề án ngành thú y. Trong đó, sớm tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt kế hoạch bảo đảm đúng các nội dung tại Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 02-KH/BCSĐ của Bộ NN&PTNT.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 75% các loại dịch bệnh nguy hiểm ở người có nguồn gốc từ động vật. Dịch bệnh trên động vật không chỉ là nguy cơ gây bệnh đối với con người mà đã và đang gây tổn thất rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển ngành chăn nuôi, tác động lớn đến nguồn cung thực phẩm. Riêng dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam khoảng 28.000 tỷ đồng (nhà nước đã hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh này khoảng 13.000 tỷ đồng). Dịch bệnh cũng chính là rào cản kỹ thuật rất lớn đối với xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật từ Việt Nam sang các nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật Thú y, là hành lang pháp lý rất quan trọng để ngành thú y có cơ sở tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyên ngành thú y, trong đó theo quy định tại Điều 6 của Luật Thú y, ở Trung ương có Cục Thú y, trực thuộc Bộ NN&PTNT, ở cấp tỉnh có Chi cục quản lý chuyên ngành thú y (gọi tắt là Chi cục Thú y) trực thuộc Sở NN&PTNT, ở cấp huyện có trạm thú y trực thuộc chi cục thú y đóng trên địa bàn cấp huyện.

Từ năm 2018 đến nay, các địa phương đã sắp xếp lại hệ thống thú y các cấp. Cụ thể có 7/63 tỉnh, thành phố sáp nhập Chi cục Thú y cấp tỉnh với các đơn vị khác của ngành nông nghiệp cấp tỉnh; 36/63 tỉnh, thành phố sáp nhập Trạm Thú y với các đơn vị khác của ngành nông nghiệp cấp huyện và chuyển thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp do UBND cấp huyện quản lý.

Hiện có khoảng 6.400 người người làm trong thú y tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã bị cắt giảm, nghỉ việc. Những thay đổi này đã dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y các cấp.

Tại hội nghị, các đại biểu đều nhất trí cần tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ với yêu cầu ngày càng cao và những thách thức, áp lực giao thương với quốc tế ngày càng lớn, đặc biệt áp lực ngăn chặn, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm, bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Theo HNN (mard.gov.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay71,083
  • Tháng hiện tại901,810
  • Tổng lượt truy cập92,075,539
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây