Học tập đạo đức HCM

Thiệu Hóa hoàn thành nhiệm vụ nhờ nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy nguồn lực

Thứ năm - 06/08/2020 03:47
Trong 5 năm qua, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện sâu, rộng cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, nhờ đó, kết quả đạt được là khá toàn diện.

Qua đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thiệu Hóa đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra cho 5 năm 2015-2020 cơ bản hoàn thành.

t36.jpg
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, đến nay Thiệu Hóa đã có 19/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhiệm kỳ đổi mới, sáng tạo

Ông Trịnh Văn Súy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tự hào cho biết: “Phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, vượt qua khó khăn, Đảng bộ và nhân dân huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tập trung thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 vạch ra”.

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 ước đạt 4,59% (mục tiêu Đại hội 5,1%). Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2020 ước đạt 2.033 tỷ đồng, gấp 1,3 lần năm 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm 117 nghìn tấn, vượt mục tiêu Đại hội (112 nghìn tấn). 

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, huyện đã tập trung chỉ đạo tái cơ cấu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; liên kết với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, như: Chuỗi sản xuất lúa, gạo thương phẩm chất lượng cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn theo chuỗi giá trị với diện tích gieo cấy hằng năm tăng trên 800ha. Đã chuyển đổi được 680ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản, thủy cầm và đang được tiếp tục nhân rộng, phát triển. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020 ước đạt 1.671 tỷ đồng, chiếm 45,2 % giá trị sản xuất nông nghiệp. 

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 16,73%/năm, vượt mục tiêu Đại hội. Riêng trong năm 2020, ước đạt 4.902 tỷ đồng, gấp 2,17 lần năm 2015. Cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cả số lượng và quy mô, toàn huyện hiện có 2.188 cơ sở sản xuất, tăng 307 cơ sở so với năm 2015, tạo việc làm cho hơn 6.400 lao động. Đặc biệt, công tác khôi phục, phát triển nghề truyền thống được huyện quan tâm chỉ đạo. Làng nghề đúc đồng Thiệu Trung được củng cố và hoạt động khá tốt; nghề truyền thống làm bánh đa xã Tân Châu hoạt động hiệu quả; làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô được tỉnh cho phép thu hút thêm các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác vào sản xuất, kinh doanh. 

Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 1.338 tỷ đồng, gấp 1,96 lần dự toán tỉnh giao, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội, trong đó thu từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất đạt 913 tỷ đồng. Công tác quản lý chi ngân sách đúng luật, tăng chi cho đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Theo Chủ tịch UBND huyện Trịnh Văn Súy, Thiệu Hóa là  huyện thuần nông nên xuất phát điểm trong xây dựng nông thôn mới thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, năm 2011, huyện mới đạt 5,4 tiêu chí/xã, cá biệt có xã mới đạt 2 tiêu chí/xã, tỷ lệ hộ nghèo cao (18,15%), thu nhập bình quân đạt 13,75 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, đời sống vật chất của nhân dân còn nhiều hạn chế... Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến lộ trình về đích nông thôn mới của nhiều xã trên địa bàn.

t37.jpg
Sản phẩm đồ đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung được huyện Thiệu Hóa lựa chọn hỗ trợ phát triển thành sản phẩm OCOP năm 2019.

Tuy nhiên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thiệu Hóa đã đạt được những kết quả thiết thực. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, văn minh hơn, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, vững mạnh, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững và ổn định, dân chủ cơ sở được phát huy.

Đáng chú ý, trên địa bàn huyện đã hình thành, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm có lợi thế, những cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị thương phẩm, thị trường tiêu thụ như: lúa thuần, lúa hữu cơ, lúa gạo chất lượng cao, cây ngô ngọt, khoai tây, đậu tương rau...

Đồng thời, thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây thức ăn chăn nuôi và các loại rau màu thực phẩm. Toàn huyện hiện có 10 vùng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP với diện tích 30ha; 16 xã, thị trấn có mô hình hợp tác, liên kết hợp tác xã - doanh nghiệp, hoặc nông dân – doang nghiệp với tổng diện tích trên 850ha. 

Bên cạnh đó, nguồn vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt kết quả tích cực, nhiều dự án quy mô lớn đã và đang được triển khai thực hiện như: Dự án Trung tâm chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao Lam Sơn, Công ty Thuần Dũng... Tổ chức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo trên địa bàn huyện với Công ty cổ phần thương mại Sao Khuê, Công ty TNHH Việt Thành...

Cơ cấu lao động tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm lao động nông nghiệp tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thương mại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân tăng từ 10,5 triệu đồng/người (năm 2010) lên 39,5 triệu đồng/người (năm 2019), tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững, từ 21,5% (năm 2010) xuống còn 2,5% (năm 2019).

Tổng huy động nguồn lực trong gần 10 năm của Thiệu Hóa đạt 6.366,5 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp, lồng ghép, tín dụng và nhân dân đóng góp để thực hiện triển khai xây dưng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện. Nhờ đó, các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới tăng nhanh. Đến nay, đã có 19/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 18,56 tiêu chí/xã, tăng 3,23 tiêu chí/xã; phấn đấu có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020. 

Giai đoạn 2021-2025, Thiệu Hóa đề ra mục tiêu có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3-5 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân dự kiến đến năm 2025 đạt từ 65 triệu đồng/người trở lên; tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu đến năm 2025 giảm còn 1,5-2%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đến năm 2025 đạt 100%; có 02 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 06 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.

Theo Thanh Xuân/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại219,184
  • Tổng lượt truy cập90,282,577
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây