Bộ NN&PTNT họp bàn các giải pháp thúc đẩy chăn nuôi những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Cụ thể, 9 tháng năm 2021, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2% với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt hơn 4,7 triệu tấn; trên 12 tỷ quả trứng; gần 900.000 tấn sữa…
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đánh giá, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, lĩnh vực chăn nuôi những tháng cuối năm vẫn đối mặt với nhiều khó khăn ở khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm, vật tư phục vụ sản xuất chăn nuôi.
Tại Hội nghị, một số đại biểu đề nghị, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tái đàn để có nguồn cung thực phẩm cho cuối năm; các tỉnh, thành phố không giãn cách xã hội tiếp tục duy trì, tiến tới tăng phát triển chăn nuôi để hỗ trợ cho những địa phương đang giãn cách xã hội.
Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định đề nghị: “Cần có chính sách tín dụng riêng đối với người chăn nuôi, đặc biệt là giảm lãi suất để cho các doanh nghiệp xây kho lạnh, dự trữ sản phẩm chăn nuôi trong thời điểm giá rất thấp như hiện nay. Thứ hai là khoanh nợ, giãn nợ đối với những hộ chăn nuôi trang trại để họ duy trì sản xuất, ít nhất để duy trì đàn nái. Cũng cần có giải pháp quản lý khi giá thức ăn liên tục tăng cao hoặc bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, khi đó mới có thể hạ giá thành sản xuất chăn nuôi xuống được”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, chăn nuôi là lĩnh vực còn nhiều dư địa cần thúc đẩy để góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp trong năm nay.
“Những lúc khó khăn như thế này mới bộc lộ được hết những tồn tại, nhược điểm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng. Để giảm áp lực khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cần tăng cường sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt chăn nuôi theo chuỗi liên kết để tiết kiệm đầu vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm”, Thứ trưởng Tiến nói, đồng thời nhấn mạnh việc phải có dự báo về cung cầu ở các vùng miền, đặc biệt vào những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng cao trở lại.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: “Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi và các đơn vị thuộc Bộ phải cân đối rất sát nhu cầu tiêu thụ. Cùng với đó, căn cứ vào đặc điểm sinh học của từng đối tượng vật nuôi (lợn, gia cầm, trâu, bò, thủy cầm…) để tính chu kỳ phát triển, chu kỳ sản xuất. Bộ cũng đã đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào, đồng thời tháo gỡ khó khăn về lưu thông để đảm bảo cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu”.
Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Thi-truong/Thuc-day-chan-nuoi-nhung-thang-cuoi-nam/448953.vgp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;