Học tập đạo đức HCM

Tìm lối đi mới cho xuất khẩu

Thứ tư - 01/04/2020 06:24
Bộ Công Thương đang xúc tiến việc đánh giá ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 gây khó khăn trong thương mại, hạn chế giao thương tại các thị trường xuất khẩu lớn, từ đó đưa ra các dự báo tác động lên nhóm ngành hàng, sản phẩm và đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn với những yếu tố bất lợi do diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ - những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 3 ước đạt 39 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7%, trong đó xuất khẩu đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; nhập khẩu đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%. Cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD, cao hơn so với mức thặng dư 1,46 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019.

Tính chung quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 59,1 tỷ USD, chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 5,2%).Tăng trưởng xuất khẩu trong quý I/2020 cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2020 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,16 tỷ USD, giảm 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,84 tỷ USD, giảm 5,4%.

Nhóm hàng nông, lâm thủy sản 3 tháng ước đạt 5,28 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 7,9%).

Tính tới thời điểm hết tháng 3/2020, những mặt hàng bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh có: Rau quả giảm 11,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 3%), thủy sản giảm 11,2% (cùng kỳ tăng 1,5%), cao su giảm 26,1% (cùng kỳ tăng 15,4%).

Những mặt hàng có thể chịu tác động trong trung hạn do nhu cầu tiêu thụ giảm có: Cà phê giảm 6,4%; chè các loại giảm 14,9%; hạt tiêu giảm 17,6%  do hệ thống các nhà hàng, hoạt động du lịch, giao thông giảm sút, kéo theo sụt giảm nhu cầu các mặt hàng này.

Riêng gạo, một trong số ít mặt hàng không bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19 nên giá trị và sản lượng xuất khẩu đều tăng đáng kể so với cùng kì năm 2019. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo đạt 1,41 triệu tấn, giá trị kim ngạch 653 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và 7,9% về giá trị (cùng kỳ giảm 18,5% về trị giá).

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 50,05 tỷ USD, chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,6%).

Sự sụt giảm rõ ràng nhất thể hiện với dệt may: xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 10,3% (cùng kỳ tăng 7,9%); vải mành, vải kỹ thuật giảm 15,1% (cùng kỳ tăng 16,7%); hàng dệt và may mặc giảm 8,9% (cùng kỳ tăng 10,7%).

Tình trạng tương tự đối với xuất khẩu da giày: xuất khẩu giầy, dép các loại giảm 1,9% (cùng kỳ tăng 14%); túi xách, vali, mũ ô dù giảm 5,5% (cùng kỳ tăng 10,2%). Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 51,7% (cùng kỳ tăng 1,6%).

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 15,9%, trong đó dầu thô giảm 8% so với cùng kỳ; xăng dầu các loại giảm 30,1%.

Hoạt động xuất khẩu ở một số thị trường đã phục hồi trong tháng 3 khi đã kiểm soát được dịch bệnh có thể kể đến như: Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng 11,5%; Nhật Bản tăng 3,5%. Tuy nhiên, tại thị trường Đông Nam Á đã có sự sụt giảm rõ rệt (xuất khẩu sang thị trường Thái Lan giảm 11,2% ; Lào giảm 9%; Campuchia giảm 3,2%).

Những thị trường Việt Nam đang xuất khẩu chủ lực mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may; giày dép lại đang sụt giảm đáng kể: EU giảm 14,9%; Anh giảm 16,7%. Thị trường Hoa Kỳ vẫn có tăng trưởng (tăng 16,2%) nhưng so với cùng kỳ lại có sự sụt giảm nghiêm trọng (cùng kỳ tăng 28,68%) do dịch bệnh đang bùng phát tại quốc gia này.

Xuất khẩu chậm lại cũng kéo theo kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2020 giảm 1,9% so với quý I/2019, ước đạt 56,26 tỷ USD (cùng kỳ tăng 7,7%).

Tìm kiếm thị trường thay thế

Có thể thấy xuất khẩu giảm sút là tình trạng chung của các nền kinh thế trên thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID. Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 17%, Hàn Quốc giảm 1,5%, Thái Lan giảm 0,8%, Nhật Bản giảm 4,1%, Hong Kong giảm 12%; Đài Loan giảm 6,3%; Australia tháng 1/2020 giảm 5,4%, của Malaysia tháng 1/2020 giảm 1,5%...

Tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng kinh tế Việt Nam đang phải phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Bên cạnh đó, thời tiết những tháng đầu năm cũng không thuận lợi, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn.

Do đó, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Bộ Công Thương đang tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra khó khăn trong thương mại, hạn chế giao thương tại các thị trường xuất khẩu lớn, từ đó đưa ra các dự báo tác động lên nhóm ngành hàng, sản phẩm và đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Đặc biệt, Bộ Công Thương tập trung vào việc qua kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2020, hướng đến rà soát, lựa chọn các thị trường thay thế có khả năng bổ sung cho sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Tổ chức xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” nhằm tăng cường công tác kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, bảo vệ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.

Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Xây dựng, triển khai các phương án, lộ trình phù hợp chuyển sang thị trường và sản xuất trong nước hoặc thị trường, nguồn cung từ các đối tác khác để giảm dần vào một thị trường, đối tác. Chú trọng phát triển các sản phẩm xuất khẩu mới, các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. có các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khi dịch bệnh được khống chế cơ bản ở nước này.

Xây dựng kịch bản, dự báo tác động của thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng tới sự phát triển, tăng trưởng của kinh tế Việt nam trong năm 2020 để kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quyết sách và cơ chế điều hành; kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, ngành hàng để chủ động tự xây dựng kế hoạch sử dụng cân đối các nguồn lực vượt qua thời kỳ khó khăn và phục hồi sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

Đồng thời, tiếp tục theo dõi, phân tích, đánh giá quan hệ thương mại của Việt Nam với thị trường Bắc Mỹ và châu Âu trong thời gian vừa qua cũng như trong cả năm 2020 để đưa ra các giải pháp, đối sách và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận và phát triển thị trường xuất khẩu.

Bộ Công Thương sẽ chủ động báo cáo Chính phủ về việc sớm trình bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA để Chủ tịch nước ký trình Quốc hội thực hiện thủ tục phê chuẩn vào kỳ họp tới nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020 để bù đắp cho sự khó khăn của các tháng đầu năm.

Theo Phan Trang/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay37,771
  • Tháng hiện tại211,006
  • Tổng lượt truy cập88,889,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây