Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình trồng bưởi
chuyển đổi hữu cơ tại xã Phúc Ninh (Yên Sơn).
Theo đó, trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực được khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh đối với một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, đối với cây lương thực (lúa, ngô) có quy mô trồng trọt tối thiểu 5,0 ha/dự án; Cây ăn quả có múi (cam, bưởi, chanh) có quy mô trồng trọt tối thiểu 3,0 ha/dự án; Cây chè, lạc có quy mô trồng trọt tối thiểu 2,0 ha/dự án; Cây rau (ăn lá, củ, quả), cây dược liệu có quy mô trồng trọt tối thiểu 1,0 ha/dự án.
Đối với đàn trâu, bò có quy mô chăn nuôi thường xuyên tối thiểu 50 con/dự án; Con lợn, con dê có quy mô chăn nuôi thường xuyên tối thiểu 200 con/dự án; Gia cầm có quy mô chăn nuôi thường xuyên tối thiểu 2.000 con/dự án.
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Đối với chuyển đổi sản xuất hữu cơ, HĐND tỉnh Tuyên Quang quy định, hỗ trợ một lần 70% chi phí cải tạo khu vực sản xuất hữu cơ (cải tạo đất, quản lý nguồn nước, bờ bao vùng cách ly) trong thời gian chuyển đổi: Thời gian hỗ trợ tối đa 18 tháng, mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/dự án.
Hỗ trợ một lần 100% chi phí mua chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ trong sản xuất trồng trọt, ủ thức ăn, xử lý môi trường trong chăn nuôi, mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/dự án.
Sẽ hỗ trợ một lần chi phí chuyển giao, ứng dụng công nghệ và quy trình kỹ thuật được phép áp dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 01 tháng 8 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Hỗ trợ một lần 100% chi phí chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/dự án.
Hỗ trợ 80% lãi suất vốn vay đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo dư nợ thực tế của hợp đồng vay vốn giữa tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân. Tổng mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 5,0 tỷ đồng/dự án. Thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn, tối đa không quá 36 tháng.
Hỗ trợ một lần 100% chi phí xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ, mua bao bì, in tem, nhãn sản phẩm hữu cơ, mức hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ một lần 100% chi phí thuê điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm hữu cơ trong và ngoài tỉnh (Trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu đô thị, du lịch), thời gian hỗ trợ tối đa không quá 24 tháng, mức hỗ trợ tối đa 72 triệu đồng/dự án.
Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;