Học tập đạo đức HCM

Vỏ dừa phế phẩm thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bến Tre

Thứ hai - 12/04/2021 04:34
Từ chiếc vỏ dừa xấu xí, qua máy đánh chỉ, người dân Bến Tre thu về chỉ xơ dừa có giá trị xuất khẩu hơn trăm tỷ đồng mỗi năm.

Từ chiếc vỏ dừa gần như phế phẩm, qua chiếc máy tách chỉ xơ dừa, người ta thu được hai sản phẩm có giá trị cao là chỉ xơ dừa và mụn dừa (cám dừa).

Từ chiếc vỏ dừa, qua máy tách chỉ đã thu được mụn và chỉ xơ dừa có giá trị xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Từ chiếc vỏ dừa, qua máy tách chỉ đã thu được mụn và chỉ xơ dừa có giá trị xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, mụn dừa là sản phẩm quan trọng có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Mụn dừa được dùng làm giá thể thay thế đất trong sản xuất cây giống. Ngoài ra, mụn dừa còn được dùng để ủ phân vi sinh, phân hữu cơ… Làng nghề cây giống hoa kiểng ở ĐBSCL, nhất là ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), TP Sa Đéc (Đồng Tháp)… tiêu thụ rất mạnh mụn dừa.

Cơ sở sản xuất cây giống Ngọc Vinh ở xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) sản xuất kinh doanh cây giống với nhiều chủng loại đa dạng, nổi bật nhất là vú sữa MiCA không mủ do bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở đứng ra làm thương hiệu. Cơ sở này còn đầu tư thiết bị tách mụn và chỉ xơ dừa để phục vụ nhu cầu hàng ngày của cơ sở và cung cấp cho những cơ sở khác.

Công nhân làm việc tại cơ sở Ngọc Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Công nhân làm việc tại cơ sở Ngọc Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở cho biết: Nhận thấy lượng vỏ dừa tồn đọng lớn ở địa phương, cơ sở đã đầu tư máy tách chỉ xơ dừa, mụn dừa để cung cấp cho thị trường xung quanh. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 7 tấn mụn dừa, 2 tấn chỉ xơ dừa. Tuy sản lượng cao nhưng không đủ nhu cầu thị trường.

Theo chia sẻ từ cơ sở Ngọc Vinh, mỗi bao mụn dừa 10 kg có giá bán 23.000 đồng. Riêng mỗi tấn chỉ xơ dừa sau khi ép thành kiện có giá trị xuất khẩu khoảng 2,5 - 3 triệu đồng. Giá trị tăng lên nhiều lần so với vỏ dừa phế phẩm.

Theo sở Công thương tỉnh Bến Tre, hiện nay chỉ xơ dừa là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2019, tỉnh Bến Tre xuất khẩu gần 49.000 tấn, năm 2020 gần 45.000 tấn. Riêng năm 2021, do thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, sản lượng dừa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn 2020 nên tỉnh đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 30.000 tấn chỉ xơ dừa.

Mỗi bao mụn dừa có giá bán 23.000 đồng, nhu cầu lớn trong sản xuất cây giống, hoa kiểng. Ảnh: Minh Đảm.

Mỗi bao mụn dừa có giá bán 23.000 đồng, nhu cầu lớn trong sản xuất cây giống, hoa kiểng. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, sản phẩm thảm xơ dừa giúp gia tăng giá trị của chỉ xơ dừa thô. Công ty TNHH Dừa Đông Dương ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc là đơn vị tiên phong ở Bến Tre đã phát triển mặt hàng này để xuất khẩu, thu về khoảng 5 tỷ đồng/tháng.

Ông Lê Thanh Tiến, Giám đốc công ty chia sẻ: Hiện nay sản phẩm của công ty đang tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc. Thị trường Châu Âu và Nhật Bản công ty cũng có phát triển nhưng thị phần chưa lớn.

So với giá tơ nguyên liệu chỉ từ 3.000 đồng/kg, khi sản phẩm hoàn chỉnh giá trị sẽ lên hơn 10.000 đồng/kg. Mỗi tấm thảm 10 m2 có giá trị xuất khẩu trên 45 USD. Mỗi tháng, công ty xuất khẩu từ 30 - 40 container, doanh thu khoảng 5 tỷ đồng.

Cũng theo chia sẻ từ ông Tiến, Cơ sở Dừa Đông Dương đang giải quyết cho khoảng 80 lao động với thu nhập từ 7,5 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có lao động thu nhập nhập từ 12 - 13 triệu đồng/ngày. Bên cạnh đó, 6 cơ sở vệ tinh của công ty, mỗi cơ sở có đến hơn 10 lao động có thu nhập từ nghề dệt thảm xơ dừa.

Công nhân dệt thảm xơ dừa tại công ty TNHH Dừa Đông Dương. Ảnh: Minh Đảm.

Công nhân dệt thảm xơ dừa tại công ty TNHH Dừa Đông Dương. Ảnh: Minh Đảm.

"Từ chiếc vỏ dừa phế phẩm, qua chế biến đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực cửa tỉnh Bến Tre, mang về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và giải quyết việc làm đáng kể cho địa phương", ông Võ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bến Tre cho biết.

Cũng theo ông Chiến, tỉnh Bến Tre có diện tích dừa lớn trên 72.000 ha, với sản lượng trên 600 triệu trái mỗi năm. Sản phẩm từ dừa rất nhiều. Trong đó, vỏ dừa dùng máy đánh tơi ra lấy chỉ và mụn dừa. Chỉ xơ dừa dùng để đánh dây, dệt thảm.

Mụn dừa để dùng làm phân trong sản xuất cây giống rất tốt, kết hợp với một số loại phân vi sinh nữa giúp tơi xốp hiệu quả. Do đó, có thể sử dụng hết sản phẩm từ dừa, không bỏ thứ gì, bao gồm gáo dừa, dừa hư... giúp gia tăng giá trị ngành dừa.

Theo Minh Đảm/nongnghiep.vn
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/vo-dua-phe-pham-thanh-mat-hang-xuat-khau-chu-luc-cua-ben-tre-d288228.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Hôm nay24,420
  • Tháng hiện tại217,513
  • Tổng lượt truy cập92,595,177
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây