Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An: Càng gian nan thành quả càng ngọt ngào

Thứ năm - 21/10/2021 01:28
Đại dịch Covid-19 đã gây xáo trộn nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội, quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy nhiên…
Bộ mặt nông thôn mới Nghệ An ngày một chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Việt Khánh.

Bộ mặt nông thôn mới Nghệ An ngày một chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Việt Khánh.

Hoa thơm giữa... đại dịch

Diễn biến thời tiết bất thường, dịch bệnh hoành hành, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 đã gây nên ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đã thế các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021 chủ yếu thuộc huyện miền núi, cơ bản vẫn còn nhiều khó khăn, các tiêu chí chưa đạt đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn… Tựu chung, có thể thấy quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM của Nghệ An đối diện khó khăn chồng chất.

Tuy nhiên dưới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN-PTNT, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự đôn đốc, hướng dẫn kịp thời của các ban, ngành, địa phương, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của người dân, sau cuối thành quả đã được kết tinh hết sức ngọt ngào.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, vai trò của Văn phòng điều phối NTM tỉnh được thể hiện đậm nét thông qua các chương trình, kế hoạch mang tính trọng tâm, then chốt. Điển hình như: Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 5/3/2021 về việc phê duyệt danh sách các xã/huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021; tham mưu ban hành Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn thực hiện xây dựng NTM năm 2021 (đợt 10).

Thành quả có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chủ thể của nhân dân tiếp tục ghi dấu đậm nét. Ảnh: Anh Khôi.

Thành quả có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chủ thể của nhân dân tiếp tục ghi dấu đậm nét. Ảnh: Anh Khôi.

Ngoài ra, đơn vị còn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh ban hành chỉ tiêu thực hiện xây dựng NTM cấp thôn/bản và Vườn chuẩn NTM; phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM trung ương, Viện Khoa học và Công nghệ khảo sát về chương trình KH-CN phục vụ xây dựng NTM tại tỉnh Nghệ An; phối hợp với Bộ NN-PTNT thông qua dự thảo Đề án hạ tầng, cảnh quan đồng ruộng đa năng, đa mục tiêu phù hợp với các tiêu chí về địa hình, sinh thái phục vụ huyện NTM kiểu mẫu Nam Đàn theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch…

Từ sự nhập cuộc kịp thời, quyết liệt của các bên, đến nay toàn tỉnh đã có 280/411 xã đạt chuẩn NTM (chiếm gần 68,12%), có 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn và xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu.

Lúc này, toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành đạt chuẩn là thành phố Vinh, thị xã Thái Hoà, huyện Nam Đàn và huyện Yên Thành. Ngoài ra, huyện  Nghi Lộc đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương…

Sức sống NTM không ngẫu nhiên đơm hoa kết trái, trong gian khó thành quả thu về càng ý nghĩa, tuyệt vời hơn.

Nghi Lộc sẵn sàng khoác tấm áo mới

Vừa qua tại Hà Nội, Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức họp xét, bỏ phiếu công nhận huyện Nghi Lộc đạt chuẩn NTM năm 2020. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam.

Thừa ủy quyền của lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc đã nêu bật thành tích của địa phương sau chằng đường dài nỗ lực, phấn đấu: Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dưng NTM, nền tảng kinh tế, thu ngân sách của Nghi Lộc có bước tăng trưởng ổn định, duy trì mức độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ và thương mại, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp.

Ghi nhận đến năm 2020, giá trị sản xuất toàn huyện đạt 16.868 tỷ đồng, tăng 12.657 tỷ đồng so với năm 2010, xếp thứ 3 toàn tỉnh. Tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 16,9%, ngược lại tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại có bước nhảy vọt thần kỳ, từ 63,06% năm 2010 tăng lên 83,1% năm 2020.

Nghi Lộc đã chủ động xây dựng hệ thống nhà màng ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Ảnh: Anh Khôi.

Nghi Lộc đã chủ động xây dựng hệ thống nhà màng ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Ảnh: Anh Khôi.

Thu ngân sách của Nghi Lộc đến năm 2020 đạt trên 452 tỷ đồng, tăng gấp 4,25 lần so với 10 năm trước đó. Đáng chú ý, lĩnh vực nông nghiệp đã hình thành vùng sản xuất rau màu cao cấp, tập trung với quy mô hơn 600 ha, cùng với đó là 8 mô hình sản xuất trong nhà lưới với diện tích trên 40.000 m2 áp dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, cải thiện kinh tế. Về chăn nuôi, cơ bản chuyển dịch mạnh từ nhỏ lẻ, nông hộ sang hướng tập trung công nghiệp, bán công nghiệp…

Có bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các phương diện đã thay đổi rõ nét diện mạo của vùng đất lắm tiềm năng, đến nay kết cấu, cơ sở hạ tầng của Nghi Lộc từng bước được đầu tư đồng bộ và không ngừng hoàn thiện. Cảnh quan môi trường sinh thái khu vực nông thôn ngày càng khang trang, sạch sẽ, vừa góp phần bảo tồn lại phát huy được giá trị truyền thống.

Xác định xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, một mặt Nghi Lộc quyết tâm giữ vững các tiêu chí đã đạt theo cách bền vững nhất, đồng thời phấn đấu có từ 3 - 5 xã NTM nâng cao, 1 - 2 xã NTM kiểu mẫu vào năm 2025, từng bước cụ thể hóa mục tiêu trở thành huyện NTM kiểu mẫu ngay sau năm 2025.

Điểm nhấn lớn nhất gắn với huyện Nghi Lộc là khi Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ. Toàn khu trải dài qua các xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Hợp, Nghi Xá, huyện Nghi Lộc và một phần của xã Đại Sơn, huyện Đô Lương với diện tích lên đến 618 ha, gồm 3 phân khu chức năng chính.

Sự nhập cuộc của Tập đoàn Thiên Minh Đức, Doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của dự án Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ là tín hiệu đáng mừng với huyện Nghi Lộc. Ảnh: VK.

Sự nhập cuộc của Tập đoàn Thiên Minh Đức, Doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của dự án Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ là tín hiệu đáng mừng với huyện Nghi Lộc. Ảnh: VK.

Phân khu 1 là trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao (rừng giống, vườn giống cây đầu dòng, vườn ươm, mô hình trồng rừng thâm canh, rừng khảo nghiệm giống), công suất 200 triệu cây/năm từ mô và hom.

Phân khu 2 có chức năng là khu sản xuất chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ứng dụng chuỗi khép kín, chuyên môn hóa cao, sản xuất cung ứng các sản phẩm phụ trợ ngành gỗ và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; phân khu 3 có chức năng là sàn giao dịch, kết hợp triển lãm giới thiệu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ…

Với việc là đầu não trung tâm hành chính của Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ắt hẳn đây là lợi thế vô cùng lớn của huyện Nghi Lộc trong chặng đường sắp tới, qua đó tạo động lực để phát triển toàn diện, rộng khắp.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh: Huyện Nghi Lộc cần phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung gắn với dịch vụ nông nghiệp, làng nghề và sản phẩm OCOP. Nghi Lộc là địa phương có nhịp phát triển kinh tế năng động, là đô thị trong tương lai gần, do đó phải quan tâm xây dựng NTM nâng cao về phát triển đô thị hóa.

Từ cơ sở thực tế, Hội đồng Thẩm định Trung ương đã tiến hành bỏ phiếu thông qua. Các thành viên đã nhất trí cao đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận huyện Nghi Lộc đạt huyện NTM năm 2020.

https://nongnghiep.vn/xay-dung-nong-thon-moi-tai-nghe-an-cang-gian-nan-thanh-qua-cang-ngot-ngao-d305611.html
Theo Việt Khánh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,749
  • Tổng lượt truy cập92,662,413
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây