Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu gạo “nóng” về nhu cầu và giá: Sớm “đón sóng” thị trường?

Thứ ba - 07/04/2020 03:00
Việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo không chỉ khiến các thị trường nhập khẩu là Philippines, Hongkong... lo ngại mà còn đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao kỷ lục trong suốt 6 năm trở lại đây. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo là một bài toán cần phải tính kỹ lưỡng.

Thị trường nhập khẩu lo ngại bất ổn

Việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo trong ngắn hạn để tính toán lại sản lượng lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp không chỉ khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo lo lắng mà còn khiến nhiều thị trường truyền thống lo lắng.

Cụ thể, ngay sau khi có thông tin Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Philippines đã lập tức điện đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bày tỏ sự lo ngại khi Việt Nam xem xét lại việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.

 xuat khau gao “nong” ve nhu cau va gia: som “don song” thi truong? hinh anh 1

Thu hoạch lúa đông xuân ở huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ. Ảnh:  HUỲNH ĐẶNG

Bộ trưởng Tài chính Philippines cho rằng, Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo chính và vô cùng quan trọng của Philippines, vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ từ phía Việt Nam cũng sẽ khiến thị trường rối loạn, thậm chí có nguy cơ gây bất ổn xã hội.

Từ thực tế đó, Bộ trưởng Tài chính Philippines đề nghị Việt Nam đưa Philippines ra khỏi danh sách tạm dừng xuất khẩu gạo. Đại diện một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo cũng cho biết, Philippines đang đối mặt với nguy cơ thiếu gạo do tác động từ việc dừng xuất khẩu gạo của các nước, trong đó có Việt Nam.

Tương tự, Hiệp hội Các nhà bán lẻ gạo ở Hongkong cũng gửi thông điệp đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bày tỏ sự lo ngại khi Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo, bởi gạo Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn tại thị trường Hongkong. Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cũng bày tỏ sự quan ngại trước việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo.

Việc Việt Nam và nhiều nước tạm dừng xuất khẩu gạo đã đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Theo VFA, giá gạo của Thái Lan được chào bán đang tăng mạnh: Ngày 26/3, gạo 5% tấm  được chào bán với giá 480-484 USD/tấn (bình quân 482 USD/tấn), gạo 25% tấm là 448-452 USD/tấn (bình quân là 450 USD/tấn); ngày 27/3, gạo 5% tấm tăng lên mức 493-497 USSD/tấn (bình quân là 495 USD/tấn), gạo 25% tấm là 461-465 USD/tấn (bình quân 463 USD/tấn).

Đón nhu cầu cao của thị trường?

Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng: Hiện giá gạo 5% tấm của Thái Lan đang rất cao. Nếu trong điều kiện khi xem xét đủ lượng gạo dư cho dữ trữ, Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại thì trên thị trường đã có mặt bằng giá xuất mới. Khi đó, Việt Nam có thể căn cứ theo giá xuất khẩu của Thái Lan để chào giá gạo.

Chính phủ đang có những bước đi vô cùng thận trọng giữa việc xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh nhiều nước đang tăng cường tích trữ lương thực cho cuộc chiến chống Covid-19 vẫn căng thẳng.

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, việc tạm dừng xuất khẩu gạo không ảnh hưởng nhiều đến việc mua bán tiếp của doanh nghiệp bởi hiện nay lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp đã lớn hơn tổng các hợp đồng đã ký, họ chỉ phải chịu lãi vay và tồn kho.

“Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân vì họ không biết bán lúa cho ai trong khi số lượng gạo tồn kho của vụ đông xuân ước còn khoảng 50%, hiện doanh nghiệp mới mua được hơn 2 - 2,5 triệu tấn, còn khoảng 3 triệu tấn lúa trong dân chưa được giải phóng hết. Trong khi đó, hiện nhiều nơi ở ĐBSCL đã xuống giống tiếp vụ hè thu nên chỉ tháng đầu 6 là lại có lúa vụ mới” – ông Nam nói.

xuat khau gao “nong” ve nhu cau va gia: som “don song” thi truong? hinh anh 2

Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, với sản lượng gạo hiện có như hiện nay, chúng ta vẫn nên cho xuất khẩu gạo một cách có kiểm soát, để đón nhu cầu đang cao của thị trường, đồng thời khuyến khích người dân xuống giống vụ lúa hè thu, thu đông.

GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận định, hiện tại là thời điểm phù hợp để Việt Nam tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo. Nếu không tận dụng tốt thì Việt Nam có nguy cơ sẽ mất thị phần và thậm chí là khách hàng.

“Thời gian qua, nhiều tỉnh trồng lúa của Thái Lan bị mất mùa, sản lượng giảm, cùng với đó tỷ giá đồng bath/USD tăng. Hai yếu tố này đã đẩy giá xuất khẩu gạo của Thái Lan sang các nước (trong đó có Trung Quốc) tăng cao. Đây là cơ hội tốt cho gạo Việt Nam để xuất khẩu với giá cao. Nếu Việt Nam tạm dừng xuất khẩu thì Philippines hoặc Indonesia sẽ chen chân để ký hợp đồng với Trung Quốc trước” - ông Xuân phân tích.

Cũng phải thấy một thực tế, thế giới chưa có hiện tượng thiếu hụt gạo. Các nhà kho ở Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang "ngập" trong gạo và lúa mì từ vụ mùa thu hoạch bội thu. Thái Lan cũng cho biết họ có đủ gạo để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu dù vừa trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.

Chính vì vậy, với việc sẽ có khoảng 43,5 triệu tấn thóc trong năm 2020, Việt Nam cần sớm có những động thái cụ thể và dứt khoát và cụ thể để “đón sóng” thị trường ở thời điểm này. 

Doanh nghiệp “thiệt đủ thứ”

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho biết, ông đang hồi hộp chờ quyết định cho phép xuất khẩu gạo trở lại. Vì càng đợi lâu, doanh nghiệp càng khó khăn.

 xuat khau gao “nong” ve nhu cau va gia: som “don song” thi truong? hinh anh 3

Đóng gói gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực An Giang. Ảnh: TTXVN

Theo đó, từ ngày 24/3 đến nay, các container gạo chưa xuất khẩu được lưu tại cảng hiện vẫn chưa thể xử lý được. Mỗi ngày doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí lưu container, phải trả lãi ngân hàng, bồi thường thiệt hại cho đối tác…

Ông Bình cho rằng, lúa hiện đang đầy đồng, chỉ chưa đầy 2 tháng nữa là đã có thu hoạch lúa mới vụ hè thu. Các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng… đều đã xuống giống vụ hè thu và lúa đang phát triển rất tốt.

Việc tạm ngừng xuất khẩu gạo hai tuần qua đã khiến nông dân, doanh nghiệp ĐBSCL có thể thiệt hại cả nghìn tỷ đồng. “Một phần, nông dân mất khoản lợi nhuận cao khi bán được lúa giá cao, trong khi đó doanh nghiệp phải tốn các chi phí lưu kho bãi, trả lãi ngân hàng, bồi thường hợp đồng cho khách…” - ông Bình phân tích. Đó là chưa kể các thiệt hại về uy tín, thương hiệu với khách hàng, thậm chí, mất khách hàng vì các nhà nhập khẩu đang đổ sang Thái Lan mua gạo.

Theo bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực - Thực phẩm Long An, doanh nghiệp của bà Liên có 32 container gạo đang kẹt ở các cảng biển vì không được mở tờ khai để thông quan. Phía đối tác nhập khẩu cũng đã yêu cầu phía bà Liên phải gửi văn bản của Thủ tướng Chính phủ, chứng minh là doanh nghiệp không được phép xuất khẩu thì mới không yêu cầu bồi thường hợp đồng.

Dù không phải bồi thường hợp đồng nhưng chi phí lưu container, rồi lãi ngân hàng, không có tiền trả nợ lúa nông dân… cũng khiến doanh nghiệp chật vật. “Doanh nghiệp đang phải tính tới đường tạm ngưng mua lúa của nông dân” - bà Liên nói.

Theo bà Liên, nếu được xuất bán bình thường, mặt bằng chung giá gạo hiện nay có thể đạt 560 - 570USD/tấn đối với gạo Jasmin, gạo IR50404 cũng có thể đạt mức giá 520USD/tấn. 

 Nguyên Vỹ


                                                                                                                                                          Theo Khánh Nguyên/danviet.vn
http://danviet.vn/thi-truong-nong-san/xuat-khau-gao-nong-ve-nhu-cau-va-gia-som-don-song-thi-truong-1076357.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại279,416
  • Tổng lượt truy cập92,657,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây