Học tập đạo đức HCM

Bài 3: Tập tành ăn chơi

Thứ năm - 07/06/2012 00:23
Sau giải tỏa, nông dân cầm cục tiền bồi thường trong tay nhưng không được trang bị kỹ năng, nghề ngỗng gì để thích nghi với đời sống phi nông nghiệp.

Cả mấy tháng nay, bà con lối xóm vẫn còn râm ran chuyện ông Sáu Tây ở Phú Hưng, Châu Thành, Hậu Giang biệt tăm biệt tích, không quay về căn nhà của anh trai mình nữa.

Đèo bòng “hương tóc mạ non”

Năm 2007, nhận được hơn 200 triệu đồng tiền bồi thường từ năm công đất, Sáu Tây cười khè đắc chí coi cuộc đời mình từ đây đã được “đi gió về mây”. Mà cũng đúng, kể từ hôm đó, Sáu Tây bỗng hóa lạ. Xe máy đời mới, áo quần láng coóng, thuốc lá cũng đổi sang hút toàn thuốc xịn. “Nó tiêu tùng quá xá. Ruộng đất không còn, nó sinh ra nhậu nhẹt nhiều. Gần như ngày nào nó cũng đi. Cứ chập đầu giờ chiều là nó đi tới tối nghịt mới lảo đảo bước về nhà” - anh trai của Sáu Tây kể.

Bà con ở vùng này ai cũng biết Sáu Tây từ ngày có tiền đâm mê “món đặc sản” mới xuất hiện gần đây ở vùng miệt thứ là “đế ôm”. Cứ mỗi lần thấy Sáu Tây chạy ngược chiều gió lên cầu Cái Cui là ai cũng biết Sáu đi tìm “hương tóc mạ non”. Vợ Sáu trước giờ vốn mắc bệnh tim, đã không dám xúc động nhiều nhưng Sáu đi “đế ôm” riết nên bà phải phản pháo. Buồn chồng, bà đâm ra bệnh nặng.

Xót thân mình và nghĩ đến cảnh Sáu bỏ mình chơ vơ ở nhà, đi vuốt ve vạt áo bà ba em khác ở các quán đèn xanh, đèn đỏ thì tim gan chạy lộn tùng phèo. Thế là bà đành ly dị chồng ở tuổi 48. Bà về chợ thị trấn Ngã Sáu bán vải chung với người em. Còn Sáu Tây chiều chiều vẫn say với mấy em má nồng môi ngọt. Gần như quán nào ở Cái Cui Sáu cũng ghé. Cứ mỗi lần cặp với em út thì nào tiền nhậu, tiền boa, tiền cho thêm các em son phấn. Thế là chẳng mấy chốc cọc tiền từ năm công đất bốc hơi cái vèo.


Nhiều diện tích đất trong các KCN vẫn còn bỏ hoang với những bãi cỏ tươi tốt cho bà con nông dân thả bò.

Sáu không còn đủ tiền để đóng chi phí cơ sở vật chất trong khu tái định cư, thế là đành phải bán “nền non” để chơi tiếp. Chiếc xe máy cũng bay theo những bóng hồng miệt thứ. Những cuộc chơi triền miên không có điểm dừng đã làm tiêu tan gia sản của Sáu. Ngày Sáu đi, đêm Sáu về nhà anh trai ngủ. Những đêm thật khuya, người ta thấy có một người đàn ông nằm co ro bên mái hiên. Có khi trên chõng, lắm lúc ệch ra đất, chỏng chơ giữa đêm đen.

Sáu Tây giờ ốm sọc. Tóc dài. Đạp chiếc xe đạp đòn cao. Tuổi 54, Sáu chạy lên chạy xuống khắp vùng làm hồ. Cả mấy tháng nay, Sáu không còn về nhà anh mình ngủ nữa. Nghe nói Sáu bị mấy đào hất cẳng, vợ bỏ đi, nhà không có, đất thì chỉ còn dính ở gót chân. Buồn, Sáu Tây bỏ xứ qua miệt Mái Dầm, vào tận trong lò mổ heo kiếm phòng trọ tá túc…

Khi đất ruộng lên “đèn”

Cuộc sống của bà con nông dân ở những vùng đất xưa kia là ruộng vườn màu mỡ của Cái Răng (Cần Thơ) hay Châu Thành (Hậu Giang) khi bị cơn lốc giải tỏa di dời để quy hoạch làm KCN cuốn tới, đã bị đảo lộn rất nhiều. Không ít câu chuyện buồn chung quanh bao số phận mới hôm trước đang là nông dân chân lấm tay bùn, qua bữa sau đã là triệu phú, tỉ phú. Họ nghĩ mình đổi đời từ chuyện quy hoạch và rồi cũng chính những “luồng gió mới” kia quật ngã. Tiền bạc tiêu tùng, gia đình ly tán, giờ phải mần thuê kiếm sống qua ngày.

Một chị chủ quán cà phê ở Đông Phú (Châu Thành, Hậu Giang) tâm sự: “Hồi nào tới giờ miệt này có thấy quán nhậu có tiếp viên nữ đâu. Vậy mà giờ quán xá kiểu này lủ khủ”. Ngờ chúng tôi chẳng tin, chị kể vanh vách tên các quán dọc từ khu đô thị Nam Cần Thơ cho tới tận Mái Dầm (Châu Thành, Hậu Giang). Chị còn bảo quán nào tiếp viên trẻ, tiếp viên xinh, quán nào tiếp viên tuổi sồn sồn…

“Sao chị rành thế?”. Tỉnh bơ, chị trả lời: “Đi kiếm chồng riết rồi quen tên quán luôn”. Và rồi không ngờ, chuyện tầm phào nơi quán nước ven đường lại là một câu chuyện buồn phía sau hai từ quy hoạch. Gia đình chị chủ quán cũng nằm trong vùng quy hoạch của KCN Sông Hậu. Từ ngày không còn đất và nhất là sau khi nhận được cục tiền bồi thường, chồng chị bắt đầu giở máu “phiêu bạt kỳ hồ” vì mê món “bia ôm”. Giờ, họ chuẩn bị dắt nhau ra tòa ly dị.

Chúng tôi đảo một vòng quanh lối vào cảng Cái Cui và con đường dẫn vào KCN Hưng Phú 2A, Hưng Phú 2B (Cần Thơ). Con đường dài chưa tới hai cây số mà la liệt những quán nhậu. 4 giờ chiều, mấy em tiếp viên với trang phục mát mẻ túa ra trước quán ngả ngớn trò chuyện để chờ khách. Có quán thì trở thành sòng bạc để khách sát phạt trước mặt bàn dân thiên hạ…

Một người dân ở đây nói miệt này xưa nay người ta chỉ lo chăm bẵm chuyện ruộng đồng. Từ khi mở lộ, giải tỏa xây KCN thì mấy thanh niên hư hỏng từ miệt khác đến rủ rê riết mấy đứa nhỏ xứ này hư theo. Bài bạc, trộm cắp, thậm chí có cả hút chích cũng đã ùa về xứ sở vốn bao đời bình yên này, khiến bao gia đình phải khốn đốn. Ông Tư Nhàn, Trưởng ấp Nhơn Phú (xã Đông Phú, Châu Thành, Hậu Giang), kể nhà ông vừa bị trộm vào lấy mất cái điện thoại. “Một số thành phần không có việc làm do ruộng rẫy bị giải tỏa nên nằm nhà không làm gì, riết sanh tật tụ tập bài bạc, đá gà, rượu chè, trộm vặt” - ông Tư Nhàn nói.

 
Dọc đường vào KCN Hưng Phú 2A, Hưng Phú 2B mọc lên hàng loạt quán nhậu có tiếp viên nữ.

 Tỉ phú nông dân thành xe ôm phố chợ

Tư Tới, “đại gia” một thời nhờ tiền bồi thường đất ở khu đô thị mới Nam Cần Thơ, bây giờ thành kẻ trắng tay, ngày ngày kiếm từng cuốc xe ôm mà vẫn không đủ tiền trả lãi vay nóng. Một người bạn của Tư Tới ngậm ngùi nói: “Năm, sáu năm nay Tư Tới bỗng dưng lặn mất tăm. Mới đầu năm rồi, từ một người quen, tôi mới biết ông bạn đang hành nghề xe ôm trước cổng một bệnh viện ở quận Cái Răng”. Anh này kể khi ghé tìm Tư Tới, mấy đồng nghiệp nói vừa có khách bao xe đi Ngã Sáu, hỏi xin số điện thoại di động mới hay đến cái điện thoại Tư Tới cũng phải cầm vì chạy xe “hẻo” quá…

Nhiều thế hệ gia đình Tư Tới là nông dân. Khi chính quyền quy hoạch phát triển khu đô thị mới Nam Cần Thơ, đất của gia đình Tư Tới bị thu hồi để làm dự án khu dân cư thương mại. Theo lời Tư Tới, mười mấy nghìn mét vuông đất nông nghiệp bị giải tỏa, số tiền bồi thường trọn gói được gần 2 tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, ông mua hai chiếc tàu chở khách du lịch. Dạo ấy Tư Tới sống rất phóng khoáng, trận nhậu nhẹt nào anh em bạn bè cũng đông đúc. Thế nhưng từ một nông dân chuyển sang kinh doanh, chỉ sau thời gian ngắn, cùng với người thân trong gia đình gặp bệnh tật, số tiền rủng rỉnh từ bồi thường đất cũng dần dần cạn. “Làm ăn không ra gì, tui đã bán tàu để trả nợ, rồi đất, nhà cũng bán hết, giờ phải ở đậu và chạy xe ôm vì hết đường rồi” - Tư Tới tâm sự.

Đã vậy, do nợ nần chồng chất nên mỗi ngày chạy xe ôm Tư Tới không đủ trả 200.000 đồng tiền lãi vay nóng bên ngoài. Nồi cơm của nhà Tư Tới bây giờ phụ thuộc vào xe bán bánh mì của bà vợ. “Nếu không có quy hoạch, gia đình tui làm ruộng tuy không giàu có nhưng đâu đến nỗi nghèo ngặt như bây giờ. Mình là nông dân rặt nên chuyện tính toán làm ăn sau khi nhận tiền bồi thường đều mù tịt, làm bề nào cũng thất bại. Mà chẳng phải riêng tui đâu, nhiều người ở vùng này cũng đều bi đát như tui cả” - mắt Tư Tới đỏ hoe.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay43,168
  • Tháng hiện tại818,446
  • Tổng lượt truy cập91,992,175
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây