Học tập đạo đức HCM

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao giá trị đặc sản địa phương

Thứ hai - 22/01/2018 02:33
Những năm gần đây, nhiều đặc sản địa phương của Hà Tĩnh được người tiêu dùng ưa chuộng, bước đầu khẳng định được chất lượng, danh tiếng và đang từng bước xây dựng được thương hiệu. Tuy nhiên, việc phát triển và giữ vững thương hiệu đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
 
Đặc sản Cam Khe Mây Hà Tĩnh

 

Hàng chục năm gắn bó với nghề trồng cam chưa bao giờ ông Lê Hoàng Tạo ở xóm 5, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang lại thấy thuận lợi như những năm gần đây. Được hỗ trợ trong sản xuất, bảo hộ về nhãn hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và Cam Vũ Quang đã khẳng định được thương hiệu nên thu nhập của gia đình ông cũng như các hộ trồng cam nơi đây ngày càng được nâng cao.

Ông Lê Hoàng Tạo (xóm 5, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang) bên vườn cam trĩu quả

 

Hiện nay, nhiều sản phẩm đặc sản đã được đầu tư bài bản từ việc chọn giống, canh tác, thu hoạch đến việc dán tem truy suất nguồn gốc, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại… Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Do đó, để giải quyết ổn thỏa bài toán đầu ra cho người dân, cần phải liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các tổ chức.

Có thể khẳng định, những năm gần đây việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đã có tác động tích cực tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao giá trị đặc sản địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm làng nghề, đặc sản của Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn về thương hiệu. Trong số 30 đặc sản của các địa phương thì nay mới chỉ có 6 sản phẩm được đăng ký bảo hộ.

 

Từ thực tế trên cho thấy, nếu bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản địa phương không được quan tâm đúng mức thì các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản có giá trị của các địa phương có thể thua ngay trên sân nhà. Do đó, việc sử dụng công cụ Sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản địa phương cần có sự phối hợp, tham gia tích cực của các cấp, các ngành có liên quan, để  sản phẩm đặc sản của các địa phương ở Hà Tĩnh phát triển một cách bền vững./.

Theo Tuệ Trang/hatinhtv.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay36,372
  • Tháng hiện tại214,939
  • Tổng lượt truy cập90,278,332
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây