Học tập đạo đức HCM

Bốn "ông lớn" rút khỏi dự án mỏ sắt Thạch Khê

Thứ sáu - 26/10/2012 03:29
Bốn cổ đông gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Sông Đà, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vừa hoàn tất việc rút vốn ra khỏi Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC).

Thông tin trên được ông Bùi Quang Chuyện, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương cho phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết vào chiều 25-10.

Trước đó, vào tháng 7-2011, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu 4/9 cổ đông gồm VNPT (góp 4%), Sông Đà (5%), BIDV (5%) và Vinashin (5%) thoái vốn tại TIC để tập trung nguồn vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính.

Vào năm 2007, TIC được thành lập với vốn điều lệ 2.400 tỉ đồng, được góp bởi 4 cổ đông trên và 5 đơn vị khác gồm Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (30%), Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (24%), Tổng công ty Thép Việt Nam (20%), Công ty TNHH Sản xuất – Xuất khẩu Bình Minh (4%) và Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Thăng Long (3%).

Theo ông Chuyện, dự kiến đầu tháng 11 tới TIC sẽ tổ chức đại hội cổ đông nhằm thực hiện việc tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất. Đến nay, TIC vẫn chưa bán được tấn quặng sắt nào ra thị trường. Trong quá trình bốc đất đá chuẩn bị mỏ thời gian qua, chỉ tận thu được 5.000 tấn quặng.

Ông Chuyện cũng cho biết thêm, mặc dù theo kế hoạch thì 2 – 3 năm nữa mỏ sắt Thạch Khê mới khai thác chính thức, thế nhưng đã có một số doanh nghiệp ngành thép như Hòa Phát, Thái Nguyên, Vạn Lợi muốn mua nguồn quặng sắt từ mỏ này.

TIC từng lên kế hoạch khai thác khoảng 1 triệu tấn quặng sắt từ mỏ Thạch Khê mỗi năm, nhằm giúp doanh nghiệp này thu về khoảng 700 tỉ đồng để có vốn tái đầu tư. Trước mắt trong năm 2012 sẽ khai thác khoảng 200.000 tấn.

Tuy nhiên, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 25-10, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết do một số doanh nghiệp thép như Vạn Lợi, Đình Vũ, Hòa Phát gặp khó khăn trong sản xuất nên chưa thể mua quặng từ mỏ sắt Thạch Khê như dự định trước đây.

Do vậy, việc tiêu thụ sản phẩm quặng sắt của mỏ Thạch Khê có thể gặp khó khăn.

Mỏ sắt Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 8 km về phía Đông Bắc với tổng sản lượng quặng khai thác lên đến gần 400 triệu tấn.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay39,032
  • Tháng hiện tại814,310
  • Tổng lượt truy cập91,988,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây