Nhìn chung, các địa phương đăng ký về đích NTM năm 2015 như: Cẩm Quang (Cẩm Xuyên); Kỳ Thư, Kỳ Đồng (Kỳ Anh); Thạch Bình (TP Hà Tĩnh); Ích Hậu (Lộc Hà); Xuân Thành, Xuân Phổ (Nghi Xuân)… đều tập trung cao cho việc hoàn thành tiêu chí điện, trong đó, chú trọng các phần việc thuộc trách nhiệm của địa phương và người dân. Tuy nhiên, ngoài các xã đặt mục tiêu về đích NTM, thì nhiều địa phương khác vẫn phó mặc cho ngành điện.
Ở xã Việt Xuyên (Thạch Hà), cây cối, tre nứa lấn đường điện; người dân tự ý kéo dây sau công tơ không đúng kỹ thuật, đa phần dây tiết diện nhỏ, mắc chằng chịt, chắp nối lộn xộn; cột điện dẫn vào nhà bằng tre, gỗ lâu ngày đã mục, xiêu vẹo, kéo dây không đạt độ cao cho phép…đang là thực trạng ở nhiều thôn.
Vi phạm hành lang an toàn lưới điện không chỉ gây mất an toàn tính mạng, tài sản cho người dân mà còn ảnh hưởng tới sự vận hành cung cấp điện, tăng tổn thất điện năng, tăng sự cố. |
Theo ghi nhận, ngoài nhà ở, các công trình vi phạm thì tình trạng trồng cây phía dưới hoặc hai bên hành lang an toàn lưới điện còn phổ biến. Tuy nhiên, công tác giải phóng hành lang chủ yếu do ngành điện đảm nhận. Thậm chí, nhiều hộ còn cản trở ngành điện chặt cây giải phóng hành lang bởi không có tiền đền bù.
Đối với địa bàn miền núi như: Hương Sơn, Vũ Quang… do điều kiện địa lý, dân cư thưa thớt, khoảng cách từ công tơ vào nhà dân xa nên vấn đề vi phạm càng phức tạp. Điều đáng nói là không chỉ ở các xã chưa về đích NTM dùng dằng mà một số địa phương đã về đích hoặc được đánh giá hoàn thành tiêu chí điện thì nay vẫn lơ là, dẫn đến tái phạm.
Công nhân Điện lực Cẩm Xuyên giải phóng hành lang an toàn lưới điện tại khu vực thị trấn Cẩm Xuyên. |
Lý giải nguyên nhân, ông Đậu Quang Hòa - Trưởng phòng Kinh doanh (Điện lực Thạch Hà) cho hay: “Điện lực tiếp nhận nguyên trạng lưới điện hạ áp nông thôn từ các HTX điện, đường dây trước đây quy hoạch không theo quy chuẩn dẫn đến một số tuyến đi qua nhà dân; các công trình, nhà ở vi phạm do việc cấp đất không tính tới hành lang lưới điện; công tác tuyên truyền của HTX còn hạn chế nên người dân không nắm được quy định, tùy tiện mua dây sai quy chuẩn. Vùng nông thôn, miền núi, ven biển, dân cư thưa thớt, khoảng cách từ công tơ đến nhà ở xa trong khi đời sống người dân khó khăn nên chưa quan tâm đầu tư… là những yếu tố khiến tình trạng vi phạm gia tăng”.
Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp chập cháy dẫn đến mất điện cũng như những vụ tai nạn đáng tiếc xuất phát từ việc vi phạm hành lang lưới điện. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện và dây sau công tơ không đạt chuẩn không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân mà còn ảnh hưởng đến sự vận hành, cung cấp điện, tăng tổn thất điện năng và sự cố.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt không chỉ ngành chuyên môn mà cả chính quyền địa phương.
Theo Thu Phương/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;