Học tập đạo đức HCM

Chính sách khuyến khích phát triển: Nguồn sẵn có, khó tiếp cận!

Thứ hai - 23/10/2017 05:25
(Baohatinh.vn) - Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND (NQ 32) của HĐND tỉnh ngày 15/12/2016 về ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM và chỉnh trang đô thị đã đi gần hết nửa chặng đường. Thế nhưng, mức độ tiếp cận vẫn thấp, khó đi vào cuộc sống...

Nghị quyết 32 quy định đối với hỗ trợ lãi suất (HTLS), khách hàng được vay vốn trung, dài hạn để đầu tư xây dựng cơ sở SXKD về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi trường. Với mức HTLS 30% lãi suất vay, khách hàng được hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng với mức vay 10 tỷ đồng; 700 triệu đồng từ 10-20 tỷ đồng và 1 tỷ đồng nếu vay từ 20 tỷ đồng trở lên. Nguồn tín dụng này được giải ngân đến 31/12/2018 ở các ngân hàng thương mại.

Sau 10 tháng nghị quyết ra đời, dư nợ cho vay đến cuối tháng 9/2017 đạt trên 29,2 tỷ đồng với 121 khách hàng, chưa đạt 4% so với cùng kỳ khi triển khai các chính sách HTLS khác. Tính tổng lũy kế doanh số cho vay đạt hơn 30 tỷ đồng; số lãi được HTLS là 502 triệu đồng kể từ đầu năm. Trong số này, người vay vốn tập trung nhiều vào chăn nuôi đáp ứng quy mô, xây dựng vườn mẫu. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực khác vẫn… bỏ trống, như: Thu gom, dự trữ nông sản, các hoạt động SXKD liên kết trong tiêu thụ, thực hiện dự án mới trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, làng nghề.

Agribank Hà Tĩnh đang giữ thị phần lớn nhất trong việc thực hiện cơ chế HTLS với dư nợ 16,556 tỷ đồng cho 94 khách hàng, chiếm hơn 56% dư nợ chính sách. Mặc dù vậy, HTLS chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong dư nợ toàn hệ thống của ngân hàng này. Nguyên nhân chính vẫn do kinh tế nông nghiệp gặp khó khăn, SXKD thường xuyên biến cố vì thiên tai, mất giá. Đặc biệt, chăn nuôi lợn rơi vào “bĩ cực” khiến sản xuất sản phẩm chủ lực nhất của tỉnh trì trệ, chưa có dấu hiệu phục hồi. Năm 2017, có 68 trong số 230 xã không thành lập mới được mô hình SXKD có hiệu quả; hoạt động liên kết của HTX hầu hết chỉ mới ở khâu mua vật tư đầu vào (chiếm khoảng 80% trong tổng số HTX), còn liên kết tiêu thụ nông sản khó thực hiện.

chinh sach khuyen khich phat trien nguon san co kho tiep can

Sản xuất nông nghiệp liên tục gặp biến cố, nông dân không mặn mà đầu tư là nguyên nhân khiến tín dụng ưu tiên của tỉnh khó đi vào cuộc sống

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Huy Tuyên (thôn Trung Trạm, Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) gần 1 năm nay mọi hoạt động sản xuất gần như “án binh bất động”, tuy nhiên, bản thân ông vẫn muốn tiếp cận nguồn vốn để vực lại. Ông Tuyên cho hay: “Vào thời điểm cao nhất, trang trại có trên 300 con lợn, cả thương phẩm và nái. Nông dân chúng tôi vẫn chủ yếu là chăn nuôi thời vụ, xong lứa là trả nợ quay vòng. Thay vì cho vay ngắn hạn như trước đây, chính sách theo NQ 32 phải vay vốn trung và dài hạn, tâm lý chưa sẵn sàng, sợ rủi ro. Thêm vào đó thì dự án chăn nuôi tại đất của trang trại lại chưa có sổ đỏ nên “vướng” khi thế chấp”.

Còn với một hộ nuôi trồng thủy sản tại Tượng Sơn (Thạch Hà), trước khi có NQ 32, hộ này đang hưởng HTLS của Quyết định 23/2014/QĐ-UBND với vốn vay 1 tỷ đồng, tuy nhiên, theo quy định mới, phần dư nợ này chuyển sang chính sách NQ 32. Vậy là, từ hỗ trợ 50% lãi suất trong 2 năm thì hộ nuôi này chỉ còn được HTLS 30%.

Dư nợ tăng trưởng kém còn bởi các điều kiện vay vốn khắt khe, thậm chí rườm rà về thủ tục hành chính. Trước 30/9 hàng năm, cấp huyện phải xây dựng kế hoạch, tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi các sở liên quan. Quy trình phân khai nguồn vốn “siết” chặt từ chính quyền các cấp, sở, ngành liên quan và tổ chức tín dụng. Người vay phải đảm bảo các thủ tục vay vốn, phát triển dự án. Tiền HTLS sẽ được chuyển về địa phương và trả cho hộ vay khi dự án được thẩm định, kiểm tra và đảm bảo hoạt động theo đúng quy định.

Một số ý kiến cho rằng, sự “lòng vòng” về thủ tục khiến người vay vốn nản lòng, nhất là sự cứng nhắc trong việc quy định phải có kế hoạch từ đầu năm sẽ làm nhiều người bị “lỡ” cơ hội. Cũng phải nói thêm rằng, không ít nhà băng tỏ ra ái ngại khi triển khai gói tín dụng chính sách. Thậm chí, có ngân hàng đưa một số lĩnh vực của nông nghiệp vào thành phần rủi ro cao, cũng làm cho NQ 32 khó đi vào cuộc sống.

Tuệ Anh
http://baohatinh.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm318
  • Hôm nay21,477
  • Tháng hiện tại200,044
  • Tổng lượt truy cập90,263,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây