Học tập đạo đức HCM

Công nghiệp Hà Tĩnh “cất cánh”!

Thứ sáu - 01/01/2016 04:12
Mươi năm về trước, chỉ là vết mờ trên bản đồ công nghiệp Việt Nam nhưng đến thời điểm này, Hà Tĩnh đang từng bước khẳng định vóc dáng của trung tâm công nghiệp miền Trung. Khu liên hợp gang thép FORMOSA, chuỗi nhà máy nhiệt điện tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng; cụm cung ứng các sản phẩm dệt may... là những “át chủ bài” giúp công nghiệp Hà Tĩnh bứt phá.
Formosa đang là "át chủ bài" giúp công nghiệp Hà Tĩnh cất cánh.
Formosa đang là "át chủ bài" giúp công nghiệp Hà Tĩnh cất cánh.

Năm 2015 khép lại với những điểm sáng của nhiều chỉ tiêu phát triển KT-XH. Trong đó, riêng công nghiệp có những bứt phá giúp chỉ số sản xuất ước tăng 37,2% so cùng kỳ. Đặc biệt, việc các dự án công nghiệp “đầu tàu” hoàn thành và đi vào hoạt động là điểm nhấn giúp công nghiệp Hà Tĩnh khởi sắc.

KKT Vũng Áng đang mang đến một diện mạo mới cho nền KT-XH Hà Tĩnh nói chung cũng như sự phát triển công nghiệp nói riêng khi đang được biết đến là KKT năng động và trọng điểm quốc gia. Hiện nay, sức hút của KKT vẫn không hề giảm khi có 334 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động, gần 100 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn gần 17 tỷ USD.

Năm 2015, KKT Vũng Áng ghi dấu ấn đặc biệt khi cùng lúc khánh thành 2 nhà máy nhiệt điện là Vũng Áng 1 và Tổ máy số 1 - nhiệt điện FORMOSA. Theo đó, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất 1.200 MW sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia 7,2 tỷ KWh/năm; Tổ máy số 1 nhiệt điện FORMOSA sau khi hoàn thành (cùng với 4 tổ máy khác) sẽ cung cấp 470 MW phục vụ các hạng mục luyện thép trong giai đoạn 1 và 180 MW bán cho EVN để hòa lưới điện quốc gia.

Công nghiệp Hà Tĩnh “cất cánh”!

Formosa cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên ở Việt Nam

Dự án Khu liên hợp gang thép FORMOSA đang từng bước hoàn thành quá trình xây dựng để chuẩn bị đi vào sản xuất; nhiều dự án trị giá hàng tỷ USD như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 đang hoàn thiện thủ tục để khởi công, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 3 gấp rút xây dựng thủ tục triển khai; khởi công xây dựng một số bến cảng tổng hợp… là những tín hiệu làm nên hình hài trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất Đông Nam Á với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7.000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5-30 vạn tấn cập bến…

Công nghiệp Hà Tĩnh “cất cánh”!

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Cọc sợi Vinatex Hồng Lĩnh.

Song hành với công nghiệp nặng, nhóm các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế để nâng cao giá trị. Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh hoạt động với công suất tối đa, dự kiến đóng nộp vào ngân sách tỉnh khoảng 360 tỷ đồng, tăng 28,6% so với năm 2014 và là doanh nghiệp đứng thứ 2 về chỉ tiêu đóng nộp ngân sách trên địa bàn tỉnh. Nhà máy Cọc sợi Hồng Lĩnh đầu tư thêm dây chuyền nâng tổng công suất lên 4,2 vạn cọc sợi và ước sản xuất đạt 4,1 nghìn tấn (tăng 34%). Đặc biệt, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang dự kiến “rót” gần 1.000 tỷ đồng để đầu tư hệ thống dự án phục vụ chuỗi sản xuất giá trị dệt may khép kín, từng bước đưa Hà Tĩnh trở thành “đất lành” của ngành dệt may Việt Nam.

Công nghiệp Hà Tĩnh “cất cánh”!

Sản phẩm xúc xích, giò, chả, dăm bông của Nhà máy Chế biến súc sản

Bức tranh toàn cảnh của công nghiệp Hà Tĩnh có những gam màu sáng từ các dự án lớn ở những địa bàn trọng điểm nhưng vẫn hài hòa với sự đầu tư đồng bộ nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn trên toàn địa bàn. Giám đốc Sở Công thương Trần Nhật Tân cho biết: Hà Tĩnh đã và đang dần khẳng định là trọng điểm công nghiệp của cả khu vực. Kết quả ấn tượng của năm 2015 sẽ là tiền đề tốt để công nghiệp Hà Tĩnh bứt phá trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và CN-TTCN tại địa bàn nông thôn hứa hẹn sẽ phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại. Đến nay, toàn tỉnh có 17 cụm công nghiệp với tổng diện tích 479,2 ha, thu hút 204 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn 2.500 tỷ đồng. Trong đó, 103 dự án đã và đang triển khai đầu tư SXKD tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm khoảng 2.500 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động…

Công nghiệp Hà Tĩnh đang từng bước khẳng định vị thế bằng những hướng đi vững chắc, ấn tượng và đích đến là trung tâm công nghiệp miền Trung năm 2020.

Theo Thành Chung/baohatinh.vn

 Tags: công nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,397
  • Tổng lượt truy cập93,230,061
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây