Học tập đạo đức HCM

Cuộc sống mới trên vùng tái định cư Thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang

Thứ bảy - 18/07/2015 22:58
(ĐCSVN) – Vừa đi trên con đường trải nhựa thoáng rộng, cán bộ huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa cho chúng tôi biết, giờ đây, về Hương Quang, Hương Điền đã dễ đi hơn rất nhiều, quãng đường rút ngắn được mấy chục km từ đường mòn Hồ Chí Minh vào các thôn, xóm.

Có được kết quả này là nhờ những chính sách cụ thể khi xây dựng Công trình thủy lợi, thủy điện Ngàn Trươi – Cẩm Trang thuộc địa phận huyện Vũ Quang. Đây là dự án đa mục tiêu lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh và là một trong những dự án thủy lợi lớn nhất của cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Để triển khai dự án có hồ chứa nước dung tích lên đến 775 triệu m³ và hệ thống kênh dẫn, 2.500 hộ của 11 xã, thị trấn phải di dời hoàn toàn hoặc nhường một phần đất cho dự án. Đến nay, ngoài các hộ tự tái định cư khu vực ngoài lòng hồ, tỉnh đã hoàn thành xây dựng 3 khu tái định cư với thiết kế xây dựng đồng bộ, cơ sở vật chất hạ tầng được đảm bảo cho các hộ dân đến nơi mới sinh sống.

 

 

Một góc thôn Kiều thuộc khu tái định cư Khe Ná, Khe Gỗ - xã Hương Điền. ảnh: HH


Từ đường mòn Hồ Chí Minh vào đến khu tái định cư Khe Ná, Khe Gỗ và trung tâm khu hành chính xã Hương Quang, Hương Điền chỉ mất hơn chục phút đồng hồ, đường nhựa rộng thoáng đãng, hai bên đường, trên các vách núi cây cối xanh tươi yên bình. Qua cây cầu bê tông ở đầu xã một đoạn là đến khu tái định cư Khe Ná, Khe Gỗ tại xã Hương Điền. Một màu đỏ tươi mới, một thị trấn thu nhỏ được quy hoạch chỉn chu, đồng bộ hiện ra trước mắt chúng tôi. Bên cạnh những con đường mới làm rộng rãi, khang trang, sạch đẹp, là những ngôi nhà gỗ, nhà xây cao, to, đẹp có giá trị mà các hộ dân tích góp xây dựng theo quy hoạch chỉ giới xây dựng thẳng hàng, thẳng lối như phố thị.

Chúng tôi đến thôn Kiều, một thôn thực hiện di dời 100% các hộ dân về nơi tái định cư mới tại Khe Ná, Khe Gỗ. Đồng chí Nguyễn Xuân Hoàn, Bí thư chi bộ thôn cho biết, đến nay, nhân dân đã ổn định nơi ở mới khu tái định cư, mỗi hộ được đền bù 1.000m2 đất, trong đó, 400 m2 để ở và 600m2 làm vườn. Hiện nay, nhân dân bắt đầu nhận đất, nhận rừng và đã tập trung san ủi, triển khai đào hố trồng các loại cây ăn quả. Đã có 30/30 hộ bắt thăm đất; 28 hộ được giao đất; 22 hộ đã tiến hành san ủi; 18 hộ đã đào hố và trồng được khoảng 600 gốc cam chanh các loại trong toàn xóm.

Bên cạnh đó, nhân dân cũng được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về chăn nuôi. Cùng với những gia súc, gia cầm truyền thống, hiện trong thôn có 7 hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn liên kết nông hộ với tổng đàn từ hơn 100 con lợn trở lên, cho năng suất và lợi nhuận cao, bình quân mỗi con lãi 510.000 đồng. Các hộ đã xuất chuồng được 1 lứa và hiện đang tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng này trong thời gian tới.

Tiếp chúng tôi tại căn nhà khang trang, sạch đẹp, chị Nguyễn Thị Ánh, một người dân trong thôn cho biết: Vùng tái định cư có rất nhiều lợi thế về đất trồng cây ăn quả, điều kiện canh tác rất thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật, xã hội khang trang nên chúng tôi cũng yên tâm đến nơi ở mới. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu và được biết đất ở đây rất phù hợp với cây cam chanh, cam bù và bưởi Phúc trạch… Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ trồng các loại cây ăn quả này kết hợp với chăn nuôi theo hướng dẫn của chính quyền.

Đi một vòng quanh khu tái định cư, chúng tôi thấy rõ được quy hoạch và xây dựng đồng bộ khang trang: điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa các thôn được xây mới, phục vụ nhân dân di dời về tái định cư ổn định đời sống.

Chúng tôi gặp các chủ hộ Nguyễn Thị Thanh, Trần Văn Trí, thôn Kim Quang, mọi người đều phấn khởi sau 1 mùa lúa vừa thu hoạch về. Những người nông dân này cho biết, vào khu tái định cư, điện được bán tận nhà theo giá Nhà nước quy định, mỗi gia đình một giếng khoan để sinh hoạt, đường sá đi lại thì thuận tiện hơn nhiều, các cháu đi học gần hơn, trạm y tế đầy đủ hơn lại gần nhà. “Bây chừ về đây được sử dụng hệ thống khép kín, sử dụng bếp gas để đun nấu, ở trên nớ toàn nấu củi thôi. Những ngày hội lớn của xã lại đóng điện cao áp, sáng như một thành phố trong núi. Cuộc sống về vật chất, tinh thần ở nơi tái định cư vui lắm” – chị Thanh phấn khởi khoe.

 

Cho biết thêm về tình hình đời sống nhân dân vùng tái định cư, đồng chí Phạm Quốc Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang khẳng định, hai xã Hương Quang, Hương Điền đến nay đẫ ổn định đời sống, nhân dân hoàn thiện nơi ăn chốn ở, giao nhận đất sản xuất, tổ chức sản xuất. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, thôn xóm đi vào hoạt động nề nếp có hiệu quả. Văn hóa xã hội; quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hiện tại ở vùng đất tái định cư hai xã đã có hơn 120 hộ triển khai phát quang, cải tạo đất trồng cây ăn quả với diện tích khoảng 60ha, đã trồng được 42ha cây các loại. Đã có nhiều hộ chăn nuôi tập trung theo mô hình liên kết, gia trại, trang trại. Số mô hình chăn nuôi bò 5 con trở lên 27 mô hình; chăn nuôi lợn liên kết 10 hộ; số hộ nuôi không liên kết quy mô từ 10 đến 100 con có 40 hộ. Có 15 hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng phục vụ hàng hóa; Có nhiều hộ gia đình đã có thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi lợn liên kết.

 

 

Sức sống mới tại khu tái định cư Khe Ná, Khe Gỗ - Ảnh: HH


Với những hộ còn chưa di dời hoàn toàn về nơi ở mới, đồng chí Phạm Quốc Khanh cho biết: Hiện còn 7 hộ tuy đã chuyển nhà và đồ đạc về khu tái định cư, nhưng vẫn ở lại chỗ cũ làm lán trại, tranh thủ thời gian để ở lại để chăn nuôi, sản xuất khi chưa dâng nước. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ cùng Ban quản lý dự án, chính quyền xã thông báo kịp thời tiến độ công trình để các hộ chủ động chuyển đi khi dâng nước lòng hồ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về những khó khăn gặp phải trong quá trình di dân tái định cư, đồng chí Phạm Quốc Khanh cho biết, khó khăn lớn nhất là đối với các hộ già, neo đơn có con trưởng thành đi làm ăn xa sẽ gặp nhiều trở ngại khi chuyển đến nơi mới. Tuy nhiên, việc này cũng đã được giải quyết tốt khi Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ cùng vào cuộc, giúp đỡ các hộ gia đình đến nơi ở mới an toàn và yên tâm.

Chia tay Hương Quang, Hương Điền, điều chúng tôi cảm nhận rõ nhất là cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây đã bước đầu ổn định. Đây cũng là dịp đảng bộ các xã vừa tổ chức xong đại hội với những khí thế mới, mục tiêu, phương hướng mới và những quyết tâm của cấp ủy, chính quyền nhiệm kỳ mới, hy vọng khu tái định cư sẽ có một tương lai tốt đẹp và đàng hoàng, đáp ứng lòng mong mỏi của người dân khi quyết định nhường đất cho công trình./.

Hiền Hòa
theo http://dangcongsan.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,459
  • Tổng lượt truy cập92,007,188
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây