Học tập đạo đức HCM

Đầu tư hơn 170 tỷ đồng bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm, ca trù

Thứ sáu - 06/10/2017 02:38
Sáng nay (6/10), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và ca trù, giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Dự thảo đánh giá, thời gian qua, trên địa bàn Hà Tĩnh có hàng trăm CLB dân ca ví, giặm do Sở VH-TT&DL và ngành GD&ĐT thành lập. Toàn tỉnh hiện có 44 nghệ nhân nắm giữ tri thức về dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Tỉnh cũng đã triển khai nghiên cứu và từng bước ứng dụng 3 đề tài khoa học cấp tỉnh về bảo tồn, phát triển dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và ca trù.

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Cảnh Thuỵ trình bày dự thảo đề án và tổng hợp các ý kiến góp ý.

Hà Tĩnh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp khôi phục hát ca trù, chống nguy cơ mai một di sản. Trên địa bàn hiện có 2 câu lạc bộ: CLB ca trù Cổ Đạm, CLB ca trù Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân). Các CLB thường xuyên duy trì sinh hoạt và dạy miễn phí; tham gia liên hoan đạt nhiều giải cao. Trong câu lạc bộ hiện nay đang tồn tại 4 thế hệ đàn và hát ca trù.

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thị Hải Lý: Ngành Giáo dục đã chủ động phối hợp với ngành VH-TT&DL tích cực đẩy mạnh các hoạt động xây dựng CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, khó khăn nhất là người truyền dạy.

Tuy vậy, việc bảo tồn, phát huy dân ca ví, giặm gặp những khó khăn về cơ chế, chính sách như: lực lượng nghệ nhân am hiểu bài bản và có khả năng truyền dạy đang giảm mạnh; nhiều thành tố của di sản dân ca ví, giặm đang bị mai một; nguồn lực đầu tư bảo vệ và phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh còn hạn chế; trợ cấp cho nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, cơ chế hoạt động du lịch còn ít...

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Phó Tổng biên tập Báo Hà Tĩnh Bùi Thị Minh Huệ: Thực tế tại một số địa phương, việc phát triển dân ca ví, giặm còn gặp khó khăn do chưa nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Hạn chế này cần được đưa vào đề án để có giải pháp thực hiện đạt chỉ tiêu 100% đơn vị hành chính cấp xã có CLB dân ca ví, giặm hoạt động hiệu quả.

Đối với ca trù, số nghệ nhân có kỹ năng truyền dạy đã nhiều tuổi nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là xuất phát từ đặc trưng của ca trù, là một loại hình nghệ thuật vừa bác học vừa dân gian.

Từ thực tế và yêu cầu bảo tồn, phát huy di sản, dự thảo đề ra mục tiêu giai đoạn 2018 – 2025 đảm bảo 100% các trường phổ thông trên địa bàn Hà Tĩnh đưa loại hình ví, giặm vào trường học; 100% các CLB dân ca ví, giặm được đầu tư trang thiết bị cần thiết; 2 năm tổ chức một lần tập huấn, đào tạo cán bộ nghiệp vụ về quản lý dân ca ví, giặm; 2 năm/lần duy trì tổ chức liên hoan dân ca ví, giặm cấp tỉnh và tham gia liên hoan với tỉnh Nghệ An; tổ chức 2 - 3 đợt trình diễn dân ca ví, giặm ở nước ngoài.

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh Đinh Văn Hồng: Cần nhấn mạnh giải pháp phát huy giá trị di sản ví, giặm Nghệ Tĩnh với phát triển du lịch, đầu tư các đình làng để xây dựng không gian diễn xướng.

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Bùi Huy Cường đề xuất, cần đưa làng văn hoá Trường Lưu vào giải pháp phát triển ví, giặm; tăng cường tập huấn về biên đạo đối với cán bộ trung tâm văn hoá.

Giai đoạn giai đoạn 2026 – 2030, mục tiêu được đề ra cao hơn như: thực hiện 2 - 3 đợt trình diễn giao lưu và quảng bá dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở các Đông Nam Á và các nước khác.

Đối với ca trù, giai đoạn 2018 – 2025, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của hai CLB hiện có; mỗi năm đào tạo từ 5 - 10 ca nương, kép đàn ca trù; thành lập mới thêm 3 CLB ca trù ở các địa phương Thạch Hà, thị xã Kỳ Anh và TP. Hà Tĩnh. Giai đoạn từ 2026 – 2030, thành lập mới từ 3 - 5 CLB ca trù; tiếp tục duy trì Liên hoan Ca trù tại huyện Nghi Xuân và nâng cấp thành liên hoan ca trù toàn tỉnh.

Để thực hiện đề án trên, dự thảo đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ bản; đồng thời, tính toán kinh phí thực hiện với hơn 171,6 tỷ đồng cho cả 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 2018 – 2025 cần hơn 115,5 tỷ đồng.

dau tu hon 170 ty dong bao ton phat huy dan ca vi giam ca tru

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh yêu cầu ngành VH-TT&DL tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề án để trình HĐND tỉnh vào kỳ họp tới.

Trong đó, đề án cần tập trung đánh giá thực trạng, nhất là những khó khăn, hạn chế. Đối với mục tiêu giải pháp, đề án cần cụ thể, chi tiết hơn để thuận lợi khi thực hiện. Cần chú trọng các nhóm giải pháp về phát triển dân ca trong trường học, vai trò của Trường Cao đẳng VHNT Nguyễn Du và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống trong bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, trách nhiệm của các địa phương. Tiếp tục quan tâm về cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đối với nghệ nhân, đội ngũ sáng sáng tác dân ca lời mới; cùng với ngân sách, huy động tốt nguồn lực xã hội hoá. Đẩy mạnh các hoạt động du lịch gắn với phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và ca trù.
Theo M.H/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập369
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,263
  • Tổng lượt truy cập92,025,992
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây